Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,ámđịnhđịnhgiátàisảnkhôngđúngcónguycơdẫnđếnhận định bóng đá australia hôm nay chống tham nhũng, tiêu cực (BCĐ) ngày 18/1 tổ chức hội nghị công tác giám định, đánh giá tài sản trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, việc giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự là một trong những hoạt động để làm rõ có tội hay không có tội. Hiện nay, BCĐ đang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo 47 vụ án, 46 vụ việc, trong đó nhiều vụ án, vụ việc phải trưng cầu giám định, yêu cầu định giá.
Từ những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định, định giá tài sản, đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc. Nhiều vụ án, vụ việc hết thời hạn điều tra nhưng chưa có kết quả giám định, định giá phải tạm đình chỉ xác minh vụ việc, tạm đình chỉ điều tra vụ án....
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ban Nội chính Trung ương |
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng nhận định, việc kết luận giám định, định giá nói chung có nhiều vấn đề còn chậm, chưa đạt yêu cầu về tiến độ.
Một số cơ quan về trưng cầu còn chậm trong việc phân công giám định viên, thành lập hội đồng đánh giá, phân công không đúng quy định pháp luật, thậm chí còn có biểu hiện e ngại, né tránh, đùn đẩy, hoặc ra kết luận chung chung không rõ vấn đề đúng - sai.
Trong số vụ án, vụ việc, cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu chưa đúng chức năng, chuyên môn của cơ quan được yêu cầu hoặc chưa đầy đủ; nội dung trưng cầu, yêu cầu chưa rõ, không xác định rõ thời gian hoặc đặt mức thời gian không khả thi; cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan chưa đầy đủ, chưa đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ.
Quy định của pháp luật liên quan đến công tác giám định, định giá tài sản trong tố tụng hình sự dù đã cố gắng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhưng vẫn còn bất cập, chưa phù hợp, điều kiện phục vụ chưa đảm bảo. Để thực hiện tốt hơn công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực thuộc diện BCĐ theo dõi, chỉ đạo cần phải nâng cao chất lượng, tiến độ công tác giám định, định giá tài sản…
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ban Nội chính Trung ương |
Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, địa phương trong công tác giám định, định giá tài sản là thước đo trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Việc chậm trễ, né tránh, đùn đẩy, không làm hết trách nhiệm, không công tâm, khách quan, kể cả yêu cầu, trưng cầu không đúng, có tính đánh đố, không cung cấp hồ sơ phục vụ việc thẩm định, “cần được xem là biểu hiện lừng khừng trong thực hiện Kết luận 21 của Ban Chấp hành Trung ương, trong thực hiện chủ trương chung của Đảng về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”.
Ông đề nghị, khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến công tác giám định, định giá trong tố tụng hình sự. Khi chưa hoàn thiện các văn bản trên thì các cơ quan phải tính toán trong việc phối hợp để cùng bàn bạc, giải quyết, “không để việc này trở thành rào cản, không rõ trách nhiệm”.
Ông cũng lưu ý, nếu giám định, định giá không đúng, hoặc thẩm định đúng nhưng không được sử dụng một cách công tâm, khách quan, hoặc vì lý do chủ quan nào đó thẩm định giá đúng nhưng không được đưa vào quá trình tố tụng, không được sử dụng thì sẽ có nguy cơ dẫn đến oan sai. Nó không chỉ liên quan đến sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên, liên quan đến quyền công dân của một con người, liên quan đến danh dự của tổ chức, cơ quan, đơn vị, mà còn ảnh hưởng đến tính công minh của các cơ quan tham gia tố tụng, đến công lý của cả chế độ và niềm tin của nhân dân.
Phải đầu tư nhân lực cho công tác giám định, định giá, giám định viên phải đủ phẩm chất, năng lực. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong công tác giám định, định giá...
Thành Nam
Trách nhiệm của mỗi quyết định kỷ luật là rất quan trọng, vì đều đụng chạm đến sinh mệnh chính trị của cán bộ, đảng viên, đến danh dự không chỉ của một cá nhân mà còn của cả tập thể, gia đình, dòng họ.