Empire777

Cán bộ Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện KTCN. Ảnh: Phi VũĐó là chia sẻ c melbourne victory – melbourne city

【melbourne victory – melbourne city】Đơn giản thủ tục kiểm tra chuyên ngành: Đã nỗ lực, song còn nhiều khó khăn vướng mắc

Cán bộ Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng hóa

Cán bộ Cục Hải quan Bình Dương kiểm tra thực tế hàng hóa thuộc diện KTCN. Ảnh: Phi Vũ

Đó là chia sẻ của ông Âu Anh Tuấn - quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan,ĐơngiảnthủtụckiểmtrachuyênngànhĐãnỗlựcsongcònnhiềukhókhănvướngmắmelbourne victory – melbourne city Tổng cục Hải quan với phóng viên TBTCVN.

Đã giảm 12.600 mặt hàng thuộc diện KTCN

Ông Âu Anh Tuấn cho biết, thời gian qua Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các bộ liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành tại Quyết định 2026/QĐ-TTg và các Nghị quyết 19/NQ-CP, được cộng đồng DN ghi nhận và đánh giá cao. Trong đó, đã giảm 12.600 mặt hàng thuộc diện quản lý và KTCN (từ 82.698 mặt hàng năm 2015 xuống còn 70.087 mặt hàng tính đến tháng 3/2019).

Các bộ quản lý chuyên ngành cũng đã triển khai nhiều giải pháp như: thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, nhiều mặt hàng đã được chuyển thời điểm kiểm tra từ giai đoạn trước thông quan sang sau thông quan, tăng đối tượng được miễn kiểm tra, minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS, bãi bỏ những quy định không phù hợp.

Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn nhìn nhận kết quả nêu trên chưa đạt được như kỳ vọng và đáp ứng yêu cầu của Chính phủ, việc đơn giản KTCN vẫn còn hình thức, chưa đi vào thực chất với tinh thần tạo thuận lợi cho DN XNK.

Trên thực tế, trong báo cáo Chính phủ của Tổng cục Hải quan cũng phản ánh, bên cạnh việc các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm danh mục mặt hàng KTCN thì có bộ, ngành tăng số lượng mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý. Cụ thể: Ban Cơ yếu Chính phủ tăng 17 mặt hàng; có lĩnh vực mặt hàng tăng trong khi tổng danh mục thuộc bộ quản lý giảm, ví dụ lĩnh vực trang thiết bị y tế thuộc Bộ Y tế quản lý tăng 32 nhóm mặt hàng...

Việc phối hợp rà soát các danh mục chuyên ngành cũng tồn tại nhiều hạn chế, có những danh mục được các bộ, ngành đề nghị áp mã đến 3.000 dòng hàng nhưng với thời hạn chỉ 5 - 7 ngày. Có bộ cử cán bộ đến phối hợp rà soát song lại không cử cán bộ tham gia, hoặc có cử thì tài liệu sơ sài, không đủ thông tin để áp mã.

Văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý và KTCN nhiều, phạm vi quản lý và kiểm tra rộng; còn quy định chồng chéo một hàng hóa phải thực hiện cùng lúc nhiều thủ tục, chịu nhiều hình thức quản lý, KTCN do cùng một bộ hoặc nhiều bộ quy định. Một số bộ, ngành chậm ban hành các thông tư hướng dẫn hoặc ban hành thông tư không đúng chỉ đạo của Chính phủ, gây khó khăn cho DN và các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện.

Đơn giản thủ tục KTCN cần thực chất hơn

Cũng theo ông Âu Anh Tuấn, những bất cập trong việc đơn giản thủ tục KTCN đã được lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và thông báo đến các bộ, ngành nắm được để cùng phối hợp tháo gỡ trong thời gian tới...

“Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã lĩnh hội ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, nhanh chóng có giải pháp thúc đẩy tiến trình cải cách đơn giản thủ tục KTCN theo chỉ đạo tại Nghị quyết 02/2019/NQ-CP và Thông báo số 105/TB-VPCP ngày 22/3/2019 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia” - ông Âu Anh Tuấn chia sẻ.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan phấn đấu trong năm 2019, hoàn thành tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục KTCN đối với một sản phẩm, hàng hóa; hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng KTCN; minh bạch về danh mục mặt hàng KTCN kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết; có quy chuẩn, tiêu chuẩn kiểm tra.

Theo đó, Tổng cục Hải quan trực tiếp làm việc với các bộ, ngành để khẩn trương giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong công tác KTCN; tổ chức triển khai Nghị định quy định về thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và KTCN đối với hàng hóa XNK ngay khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Xây dựng chỉ tiêu thành lập, giải thể các địa điểm KTCN tập trung. Tích cực tổ chức tuyên truyền, phổ biến về chính sách quản lý đối với hàng hóa XNK cho cộng đồng DN để nắm được những cải cách về công tác KTCN, nâng cao tính tuân thủ, chấp hành trong quá trình làm thủ tục XNK nói chung và trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng hóa XNK nói riêng.

Hải Linh

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap