【lich bong đá ý】Có quyền nhưng không được quyền
Theềnnhưngkhngđượcquyềlich bong đá ýo Thông tư liên lịch số 14 ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuôc UBND cấp tỉnh, cấp huyện thì tổ chức bộ máy của chi cục kiểm lâm gồm: Ban lãnh đạo chi cục và 5 phòng chức năng: Phòng hành chính, tổng hợp; Phòng thanh tra, pháp chế; Phòng quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên; Phòng sử dụng và phát triển rừng; Phòng tổ chức, tuyên truyền và xây dựng lực lượng.
Đoàn HĐND tỉnh giám sát của việc sử dụng biên chế tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Do Hậu Giang là tỉnh ít rừng, biên chế hành chính hạn chế nên cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Kiểm lâm tỉnh hiện có 3 phòng chức năng và 3 đơn vị trực thuộc: Phòng hành chính, tổng hợp; Phòng quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên và Phòng thanh tra, pháp chế. Ba đơn vị trực thuộc là Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp và Hạt Kiểm lâm liên huyện Long Mỹ - Vị Thanh.
Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 157 ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng và hạt trưởng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền đến 25 triệu đồng. Song thực tế lại không phạt được.
Qua tuần tra kiểm soát, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng phát hiện ông K. vận chuyển 3kg rắn trên tuyến đường ở phường V, thành phố Vị Thanh. Ông K. không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp và cho rằng, vận chuyển số rắn trên là mua đi bán lại để kiếm lời, không biết việc vận chuyển phải có giấy tờ hợp pháp…
Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 157, hành vi vận chuyển lâm sản của ông K. không có hồ sơ hợp pháp thì bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng và thẩm quyền xử phạt là của Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng, nhưng vị này không ra quyết định xử phạt được vì là viên chức (theo Luật Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là công chức). Do đó, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông K.
Hiện nay, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có 2 viên chức, không có công chức. Vì vậy, đội này chỉ được thực hiện nhiệm vụ lập biên bản vi phạm hành chính, còn xử phạt thì phải xin ý kiến Chi cục Kiểm lâm và Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm ra quyết định.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, nói: “Theo quy định, biên chế kiểm lâm là công chức hành chính, tuy nhiên, do tỉnh không đủ biên chế công chức nên bố trí biên chế viên chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp. Để thực hiện theo đúng quy định và thừa hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, Chi cục Kiểm lâm đã cố gắng sắp xếp, điều động công chức kiểm lâm từ văn phòng của chi cục giữ chức hạt trưởng (mỗi hạt một người),.. nhưng Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng hiện tại chưa là công chức nên không thể thực hiện công tác thừa hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, UBND tỉnh có quyết định giao biên chế công chức có số lượng cụ thể cho từng cơ quan trực thuộc sở nên khi sở muốn điều tiết biên chế công chức giữa các cơ quan chuyên môn trực thuộc gặp rất nhiều khó khăn. Muốn làm được phải trình xin điều chỉnh biên chế nên rất bị động…
Bài, ảnh: PHI YẾN