【kq bd fa】Thị trường phân hóa lành mạnh, cơ hội VN

Hơn nhau ở chỗ chọn cổ phiếu

Từ lâu các nhà phân tích kỹ thuật rất quan tâm tới mốc 1.500 điểm của VN-Index. Đây không chỉ là mốc số tròn mà còn là đỉnh cao lịch sử trong quá khứ. Tuy nhiên dường như yếu tố kỹ thuật thời điểm hiện tại không có nhiều ý nghĩa. Ví dụ hai hôm nay,ịtrườngphânhóalànhmạnhcơhộkq bd fa VN-Index trồi sụt quanh mốc 1.500 điểm và đóng cửa tuần vẫn chưa chiếm lĩnh được “cứ điểm” này, nhưng thị trường không hề xấu.

Đầu tiên phải nhấn mạnh trạng thái thị trường hiện tại phân hóa quá nhiều. Cổ phiếu blue-chips không có nhiều sức mạnh và đây là lý do khiến VN-Index cứ “ngụp lặn” quanh ngưỡng tâm lý 1.500. Nếu nhà đầu tư nắm giữ nhiều blue-chips thì tâm lý sẽ khá bất an, vì lợi nhuận không tốt.

Thị trường phân hóa lành mạnh, cơ hội VN-Index vượt đỉnh lịch sử vẫn còn
Diễn biến phiên giao dịch VN-Index

Điểm thứ hai là ngoài blue-chips, cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn tăng rất tốt, kết hợp với thanh khoản duy trì mức cao. Sàn HoSE cứ 1 mã giảm vẫn có 1,34 mã tăng, tức là số tăng giá nhiều hơn. Nếu tính cả sàn HNX thì 1 mã giảm có 1,19 mã tăng. Đó là trạng thái giằng co mà cơ hội lợi nhuận phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng chọn cổ phiếu.

Không có một mẫu số chung nào trong việc chọn cổ phiếu. Tình trạng phân hóa tạo nên rủi ro tăng giảm khác nhau, thậm chí ngay trong cùng một nhóm ngành. Ví dụ hôm nay, cổ phiếu bất động sản vẫn khá mạnh, nhưng không phải tất cả cùng tăng tốt như những phiên trước. OGC, DQC, TDH... tăng kịch trần và cả chục mã khác tăng mạnh, nhưng nếu nắm giữ CII, HAG, HQC, DIG... sẽ nếm trải cảm giác thua lỗ. Cổ phiếu ngân hàng có VPB, EIB vẫn tăng trên 1% nhưng VCB, CTG, LPB cũng giảm trên 1%...

Trạng thái phân hóa hiện tại là hoàn toàn bình thường ở giai đoạn tích lũy cổ phiếu cho mùa báo cáo tài chính quý 1/2022. Nhà đầu tư không thể mua tất cả các cổ phiếu, mà tùy vào khả năng phán đoán lẫn nhạy bén thông tin mà chọn lựa địa chỉ giải ngân trước. Chỉ đến khi cả thị trường đón nhận mặt bằng thông tin như nhau thì cổ phiếu mới có thể tăng giá đồng đều hơn.

Vai trò của cổ phiếu trụ

Hôm nay VN-Index lẽ ra đã có thể đóng cửa trên mốc 1.500 điểm, nếu như các cổ phiếu vốn hóa lớn không tiếp tục tác động. Phần lớn thời gian giao dịch buổi chiều, chỉ số đã vượt qua được mốc tâm lý này. Thậm chí đến cuối phiên, VN-Index vẫn đạt mốc 1.499,5 điểm. Ranh giới là không đáng kể, ngay cả khi cổ phiếu không cần tăng giá thêm.

Tuy nhiên đến đợt ATC một số mã lớn nhất lại tụt giá khá nhiều. VCB đang từ 83.000 đồng tụt xuống 82.500 đồng, giảm 1,2% so với tham chiếu. GAS cũng tụt từ 111.500 đồng xuống 101.700 đồng, giảm 1,42% so với tham chiếu. Đây là hai ví dụ rõ nhất về lực kéo của cổ phiếu vốn hóa lớn đối với chỉ số. VN-Index kết phiên tụt về 1.498,5 điểm.

Tuy vậy điều này không có nghĩa là thị trường gặp khó khăn gì đặc biệt. Lý do đơn giản là các cổ phiếu trụ lớn nhất chưa có động lực tăng giá. GAS vẫn đang chịu tác động từ giá dầu biến động khó lường, trong khi VCB đại diện cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa thu hút được dòng tiền đủ tốt. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên HoSE phiên này chỉ chiếm dưới 10% tổng giá trị khớp của sàn, là mức thấp kỷ lục. Cũng phải lưu ý là cổ phiếu ngân hàng có vai trò lớn trong chỉ số, với các đại diện như VCB, CTG, TCB, BID, VPB.

Nếu nhìn VN-Index góc độ cổ phiếu trụ dẫn dắt, thì câu chuyện vượt hay không vượt mốc 1.500 điểm lại khá đơn giản. VIC, VHM, VCB, GAS đang gặp khó khăn trong ngắn hạn nên chưa thể cộng điểm nhiều hơn, thậm chí còn làm mất điểm. Khi các trụ tăng trở lại, lực đẩy với chỉ số sẽ không đáng quan tâm nhiều đến mốc 1.500 điểm, hay thậm chí là đỉnh cao lịch sử.

Thị trường phân hóa lành mạnh, cơ hội VN-Index vượt đỉnh lịch sử vẫn còn

HSX

HNX

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

Giá trị Khớp lệnh

Khối lượng Khớp lệnh

22.664 đồng (-4%)

724,1 triệu (-4%)

3.603 tỷ đồng (-3%)

127,2 triệu (+9%)