【kết quả bóng đá vô địch quốc gia hôm nay】Bộ Tài chính: Chuyển đổi số là cơ hội để quản lý thu ngân sách hiệu quả
Ứng dụng chuyển đổi số trong thu,ộTàichínhChuyểnđổisốlàcơhộiđểquảnlýthungânsáchhiệuquảkết quả bóng đá vô địch quốc gia hôm nay chi ngân sách
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai chủ trương xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số và nền kinh tế số; từng bước đưa ứng dụng công nghệ thông tin trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình quản lý, điều hành ngân sách và tài chính.
Đặc biệt, tại các đơn vị liên quan đến người dân và doanh nghiệp như thuế, hải quan, kho bạc đều “ghi điểm” bởi những kết quả đạt được từ những nỗ lực qua từng tháng, từng năm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
|
Đối với Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, quy định về hóa đơn điện tử, nhất là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong thu, chi ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN).
Cùng với đó, Bộ Tài chính bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới…; triệt để và cương quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên, các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách.
Năm 2024, Bộ Tài chính triển khai nhiệm vụ tài chính – NSNN trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Trong đó, dự báo khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Trong khi đó nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tài chính hết sức nặng nề: dự toán thu NSNN là 1,7 triệu tỷ đồng; dự toán chi NSNN là 2,1 triệu tỷ đồng; bội chi NSNN là 399,4 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,6% GDP.
Cập nhật số liệu thu trên hệ thống TABMIS, thu NSNN đến hết ngày 3/4/2024 đạt 569,98 nghìn tỷ đồng, bằng 33,51% dự toán. Trong đó, thu ngân sách trung ương đạt 35,48% dự toán, thu ngân sách địa phương đạt 31,52% dự toán. Tính đến hết ngày 7/4, thu NSNN đã đạt 34,67%, đảm bảo tiến độ đề ra.
Chỉ riêng xử lý vi phạm trên sàn thương mại điện tử, cơ quan thuế đã tiến hành truy thu, xử lý vi phạm đối với 179 doanh nghiệp và 1.061 cá nhân có hoạt động kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, với số tiền khoảng 275 tỷ đồng. |
Về nhiệm vụ thực hiện thu NSNN, đến thời điểm này về cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra. Tuy nhiên, tại cuộc họp giao ban triển khai nhiệm vụ tháng 4, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn đề nghị các cơ quan thu cần phân tích kỹ để có dự báo đúng, chủ động trong điều hành.
Thứ trưởng Cao Anh Tuấn đề nghị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tiếp tục triển khai các giải pháp chống thất thu ngân sách, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tăng cường quản lý thu đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền...
Đây là các giải pháp Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt và đạt được nhiều thành công trong công tác quản lý thu thuế, trong bối cảnh vừa phải hỗ trợ nền kinh tế thông qua các giải pháp miễn, giãn, giảm thuế phí và lệ phí, nhưng vẫn phải đảm bảo thu đạt dự toán, có nguồn lực chi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Theo kịp yêu cầu thực tiễn trong nền kinh tế số
Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã có thư khen thưởng Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và cơ quan thuế các cấp thực hiện thành công phát hành hóa đơn điện tử từng lần bán lẻ xăng dầu. Thời gian tới, Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để duy trì và đảm bảo thực chất chủ trương này; tiếp tục đẩy mạnh quản lý thu thuế, quản lý hóa đơn điện tử, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giao dịch trên sàn, trực tuyến...
Bộ Tài chính triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các sản phẩm hỗ trợ người nộp thuế theo phương thức điện tử. |
Đối với cơ quan hải quan, tiếp tục tập trung xây dựng thể chế, chính sách, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ các dự án, đề án đề ra; đồng thời, tiếp tục tạo thuận lợi thương mại; triển khai hiệu quả các giải pháp thu thuế, chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại...
Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu ngân sách; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý thuế, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan, tăng cường chống thất thu gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
Đồng thời, các cơ quan thu tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, đối thoại, giải đáp, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho người nộp thuế; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra thuế, kiểm tra trị giá hải quan; đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, trong đó tập trung kiểm tra chống gian lận về số lượng, xuất xứ hàng hóa…; kiểm soát chặt chẽ công tác miễn, giảm và hoàn thuế đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách; tăng cường quản lý, hạn chế nợ đọng thuế.
Về công tác hỗ trợ người nộp thuế, Bộ Tài chính tiếp tục triển khai có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng các sản phẩm hỗ trợ người nộp thuế theo phương thức điện tử, mang lại hiệu quả cao trong việc hướng dẫn người nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế cũng như tiếp cận chính sách thuế.
Chỉ tính riêng trong năm 2023, các cơ quan đã cung cấp thông tin thông qua hình thức thư điện tử cho hơn 5,3 triệu lượt người nộp thuế; thực hiện hỗ trợ cho hơn 260.000 lượt người nộp thuế thông qua zalo, fanpage của các cục thuế. Tại bộ phận “một cửa”, cơ quan thuế đã trực tiếp hướng dẫn cho khoảng 802.000 lượt người nộp thuế và có 26.000 văn bản trả lời vướng mắc của người nộp thuế.
Những con số trên là minh chứng cho việc thành công trong triển khai hỗ trợ người nộp thuế trên các nền tảng số, để chính sách thuế gần dân hơn, hỗ trợ công tác quản lý thu, từ đó góp phần tăng thu về cho NSNN.
Trả lời phỏng vấn báo chí vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vấn đề khó khăn đặt ra cho năm 2024 là phải sử dụng chính sách tài khóa hợp lý để vừa thúc đẩy kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Trong bối cảnh đó, mục tiêu lớn của ngành Tài chính là xây dựng và tổ chức điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm.
Trước hết, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thu NSNN, tăng cường quản lý thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất đảm bảo nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, nghiên cứu hoàn thiện hệ thống thu ngân sách theo hướng tạo thuận lợi cho người nộp thuế, mở rộng cơ sở thuế, đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế; quyết liệt công tác quản lý thuế, chống thất thu thuế, chống chuyển giá, thu hồi nợ thuế đúng, đủ, theo kịp yêu cầu phát sinh từ thực tiễn trong nền kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới…./.
Chống thất thu gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục chỉ đạo cơ quan thuế, cơ quan hải quan, triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thu ngân sách. Đồng thời, các cơ quan này cần đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong quản lý thuế, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu; nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát hải quan, tăng cường chống thất thu gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế. |