【kêt quả bóng đá anh】Khả quan với khả năng thu ngân sách vượt kế hoạch

Các địa phương chủ động điều hành đảm bảo cân đối NSĐP,ảquanvớikhảnăngthungânsáchvượtkếhoạ<strong>kêt quả bóng đá anh</strong> tổ chức chi ngân sách theo dự toán.

Các địa phương chủ động điều hành đảm bảo cân đối NSĐP, tổ chức chi ngân sách theo dự toán.

Nếu kinh tế thế giới và khu vực không có những biến cố tác động lớn đến Việt Nam thì việc phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu được Quốc hội, Chính phủ giao là hoàn toàn khả quan.

PV: Thu NSNN 9 tháng năm 2018 ước đạt 73% dự toán, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên, có một số khoản thu cũng như một số địa phương trọng điểm thu chưa đảm bảo tiến độ dự toán. Ông nhận định như thế nào về tiến độ thực hiện thu NSNN đến thời điểm hiện nay và việc một số địa phương trọng điểm thu tiến độ dự toán thấp hơn bình quân chung, liệu có đáng lo ngại không, thưa ông?

- Ông Võ Thành Hưng: Đúng vậy, kết quả thu 9 tháng đầu năm 2018 còn một số khoản thu/sắc thuế chưa đảm bảo tiến độ dự toán (đạt trên 75% dự toán) như: thu từ khu vực doanh nghiệp (DN) nhà nước (đạt 65,3% dự toán), thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 58,8% dự toán), thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (đạt 68,7% dự toán), thuế bảo vệ môi trường (69,5% dự toán)...

Tính đến hết tháng 9 còn khoảng 10/63 địa phương chưa đảm bảo tiến độ thực hiện dự toán, trong đó có một số địa phương có số thu lớn như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai tiến độ thu đạt thấp hơn 72% so dự toán. Nguyên nhân chủ yếu do các địa phương chịu ảnh hưởng bởi tình hình sản xuất kinh doanh, một số nhóm ngành công nghiệp đóng góp số thu lớn trên địa bàn không đạt mức tăng trưởng kỳ vọng, như: ngành khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; ngành sản xuất thuốc lá, sản xuất bia; sản xuất láp ráp ô tô chuyển từ sản xuất trong nước sang nhập khẩu...
Ông Võ Thành Hưng
Ông Võ Thành Hưng


Ngoài ra, dự toán năm 2018 giao cho các địa phương này, đặc biệt là dự toán các khoản thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức cao so với thực hiện năm 2017. Ví dụ như: TP. Hồ Chí Minh dự toán thu nội địa tăng 19,8% so thực hiện năm 2017, không kể các khoản thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế thì tăng 25,2%; Hải Phòng tương ứng lần lượt là 11,2% và 14,7%; Đồng Nai 14,3% và 19,7%; Bình Dương 21,9% và 27,7%.

Mặc dù vậy, về cơ bản các chỉ tiêu thu đều tăng so với cùng kỳ năm 2017. Chúng tôi cho rằng, tiến độ thu 9 tháng đầu năm tổng thu NSNN đạt 73% dự toán, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2017 là bình thường và đảm bảo tiến độ thu so dự toán và tăng so với các năm gần đây (năm 2017: tổng thu 9 tháng đạt 69,8% dự toán, 20 địa phương thu đạt thấp hơn 72%; năm 2016 là 71,1% dự toán, có 17 địa phương thu không đạt tiến độ dự toán). Quan trọng hơn là tình hình kinh tế 9 tháng đầu năm tiếp tục chuyển biến rất tích cực, là tiền đề quan trọng để ngành Tài chính phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu Quốc hội quyết định.

PV: Kinh nghiệm nhiều năm qua cho thấy, sự phối hợp, “vào cuộc” của cấp ủy, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN. Trong công tác điều hành từ nay đến cuối năm, để hạn chế các tác động đến thu ngân sách và điều hành cân đối ngân sách địa phương (NSĐP), các địa phương cần lưu ý những vấn đề gì, thưa ông?

- Ông Võ Thành Hưng: Để đảm bảo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ tài chính - NSNN được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ Tài chính đã có văn bản (Công văn số 9737/BTC-NSNN ngày 14/8/2018), yêu cầu các địa phương quyết liệt chỉ đạo các cơ quan có liên quan trên địa bàn phối hợp với cơ quan thuế, hải quan tăng cường quản lý thu trên địa bàn, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển giá; giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu NSNN; phân loại các nhóm nợ có khả năng thu, nợ không có khả năng thu. Các địa phương thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra; phấn đấu hoàn thành vượt tối thiểu 3% dự toán thu NSNN năm 2018 do Quốc hội quyết định để có nguồn đáp ứng nhiệm vụ chi theo dự toán và xử lý các nhiệm vụ phát sinh.

Các địa phương chủ động điều hành đảm bảo cân đối NSĐP, tổ chức chi ngân sách theo dự toán, khả năng thu ngân sách và tiến độ một số khoản thu gắn với dự toán chi đầu tư phát triển (thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết). Trường hợp thu NSĐP dự kiến giảm so với dự toán, phải chủ động xây dựng phương án điều hành đảm bảo cân đối NSĐP, ưu tiên thực hiện chính sách, chế độ liên quan con người, an sinh xã hội; xóa đói giảm nghèo.

PV: Bộ Tài chính sẽ ưu tiên các giải pháp trọng tâm nào để phấn đấu hoàn thành cao nhất nhiệm vụ thu NSNN năm 2018? Ông có thể dự báo việc thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018?


- Ông Võ Thành Hưng: Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 nói riêng, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tốt giải pháp đề ra theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, những tháng cuối năm Bộ Tài chính chú trọng thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, quyết liệt thực hiện công tác quản lý thu; chống thất thu; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý chặt chẽ hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tượng, chính sách; tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31/12/2018 giảm xuống dưới 5% so với số thực thu NSNN năm 2018; thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Thứ hai, tiếp tục đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc, cổ phần hóa các DN nhà nước không cần nắm giữ cổ phần hoặc cổ phần chi phối theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII); thực hiện thu về NSNN đủ 65 nghìn tỷ đồng tiền bán bớt phần vốn nhà nước tại DN theo dự toán đã được Quốc hội quyết định.

Thứ ba, yêu cầu địa phương điều hành chi trong phạm vi dự toán được giao và khả năng thu NSĐP; phấn đấu thu vượt dự toán và chủ động dành nguồn thực hiện các chính sách đã ban hành, giảm nguồn ngân sách trung ương phải hỗ trợ. Trường hợp dự kiến thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết) giảm lớn so với dự toán, địa phương chủ động xây dựng phương án điều hành, thực hiện sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN; đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn lực theo thứ tự sau: 50% nguồn dự phòng NSĐP; các nguồn tài chính hợp pháp khác của địa phương (quỹ dự trữ tài chính, kết dư ngân sách,...) và một phần nguồn chi cải cách tiền lương còn dư, đảm bảo cân đối NSĐP.

Thứ tư, đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy, giảm đầu mối, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết hội nghị Trung ương 6 (khóa XII); siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ; tăng cường thanh, kiểm tra, công khai và giám sát việc sử dụng NSNN; triệt để tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, tham nhũng.

Trên cơ sở tình hình thực hiện dự toán thu NSNN 9 tháng đầu năm và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô 9 tháng, nếu kinh tế thế giới và khu vực không có những biến cố tác động lớn đến Việt Nam thì việc phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu được Quốc hội, Chính phủ giao là hoàn toàn khả quan; trong đó, thu ngân sách trung ương đảm bảo dự toán, thu NSĐP tổng thể vượt dự toán, nhưng kết quả thu giữa các địa phương không đồng đều.

PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)