Hải quan thu ngân sách đạt gần 228 nghìn tỷ đồng | |
Hải quan Hà Tĩnh khó hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách |
Nhiều mặt hàng giảm thu nghìn tỷ
TheàngcóthuếsuấtcaogiảmkhiếncôngtácthucủangànhHảiquangặpkhódu.doan.bd.hom.naio thống kê sơ bộ tình hình XNK trong 9 tháng đầu năm của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá XNK hàng hóa của Việt Nam đạt 388,27 tỷ USD, tăng 1,65% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, tổng trị giá XK đạt 202,42 tỷ USD, tăng 4% và tổng trị giá NK đạt 185,84 tỷ USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm ước tính thặng dư 16,58 tỷ USD.
Chỉ tính riêng trong tháng 9, tổng trị giá XNK hàng hoá của Việt Nam đạt 51,1 tỷ USD, tăng 1,32% so với tháng trước. Trong đó ở chiều XK giảm 2,2% và NK tăng 5,6%. Đây được xem là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động XNK của Việt Nam đang trên đà phục hồi tích cực sau 2 đợt Covid bùng phát. Theo đánh giá từ Tổng cục Hải quan, xét trên tổng thể thì hoạt động XNK đang có dấu hiệu khởi sắc nhưng nhìn từ hoạt động XK trong tháng 9 thì dễ thấy một số mặt hàng chủ lực, có thuế suất cao biến động giảm mạnh.
CBCC Hải quan Lạng Sơn kiểm tra mặt hàng ô tô NK. Ảnh: H.Nụ |
Cụ thể, XK dầu thô giảm 50,6% về lượng và 43,3% trị giá so với tháng 8 và trong 9 tháng đầu năm, lượng dầu thô XK tăng 32,2% nhưng lại giảm tới 11,6% về trị giá. Đối với mặt hàng quặng và khoáng sản khác, trong tháng 9, cả nước XK đạt 200 nghìn tấn, giảm 39,2% và trị giá là 11,5 triệu USD giảm 55,9% so với tháng 8. Lượng quặng và khoáng sản khác XK 9 tháng đầu năm nay đạt 2.366 nghìn tấn với trị giá khoảng 178 triệu USD, con số này so với cùng kỳ năm 2019 ước tính tăng 2,2% về lượng và trị giá ước tính tăng 3,7%.
Ở chiều NK, mặt hàng dầu thô NK trong tháng 9 giảm 2,4% về lượng và giảm 1,3% về trị giá khiến cho lượng mặt hàng này NK tăng 40% nhưng lại giảm 2,8% về giá trong 9 tháng đầu năm. Còn đối với mặt hàng xăng dầu các loại NK trong tháng 9 giảm tới 21,2% về lượng và 24% về trị giá khiến cho tổng 9 tháng đầu năm của mặt hàng này giảm tới 9,8% về lượng và 41,6% về trị giá.
Đối với mặt hàng sắt thép các loại NK trong tháng 9 khoảng 1.000 nghìn tấn, giảm 15,4% và trị giá là 622 triệu USD, giảm 4,7% so với tháng 8. Như vậy, lượng NK mặt hàng này 9 tháng đầu năm nay vào khoảng 10.362 nghìn tấn, giảm tới 4,1% với trị giá 6,04 tỷ USD, giảm 16%.
Đặc biệt, mặt hàng ô tô nguyên chiếc các loại mặc dù trong tháng 9 lượng NK về nước tăng 43,3% về lượng và 26,6% về trị giá với tháng 8. Tuy nhiên, lượng NK mặt hàng này trong 9 tháng đầu năm lại giảm tới 37,2% về lượng và 38,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đại diện Cục Thuế XNK, trong 9 tháng đầu năm, mặt dù kim ngạch NK giảm nhẹ nhưng kim ngạch có thuế lại giảm mạnh ở một số nhóm mặt hàng NK có thuế cao đã tác động trực tiếp đến số thu của toàn Ngành. Trong đó, có nhiều mặt hàng giảm thu cả ngàn tỷ đồng như: ô tô, linh kiện ô tô, sắt thép, máy móc thiết bị... Số liệu sơ bộ cho thấy, tính đến hết ngày 30/9, toàn Ngành mới thu đạt 227.933 tỷ đồng, bằng 67,4% dự toán, bằng 64,2% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 13,15% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Cục Thuế XNK phân tích, sở dĩ số thu giảm là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, nguy hiểm ở một số quốc gia lớn như Trung Quốc, Mỹ, các quốc gia thuộc khối châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản đã tác động trực tiếp đối với hoạt động XNK của Việt Nam, dẫn đến giao thương hạn chế, nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hoạt động thông quan hàng hóa khó khăn, nguồn lao động và “sức khỏe” của DN bị giảm sút, giá hàng hóa giảm mạnh. Từ đó, gián tiếp tác động đến tình hình thu NSNN, làm giảm thu 34.518 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, tại thời điểm xây dựng dự toán, giá dầu thô được dự báo đạt 60 USD/1 thùng. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm giá dầu thô xuống dưới 40 USD/1 thùng đã làm giảm đáng kể nguồn thu NSNN. Ngoài nguyên nhân trên thì năm 2020, các Hiệp định tự do thương mại FTA đang vào giai đoạn cắt giảm mạnh, một số FTA mới được ký kết và có hiệu lực với hầu hết nhiều dòng hàng có thuế suất thuế NK giảm xuống 0%.
Cùng DN vượt khó
Mặc dù tình hình XNK và công tác thu NSNN của ngành Hải quan trong quý 3 đang tiến triển tốt, tuy nhiên, dự báo trong quý 4, công tác thu NSNN của ngành Hải quan vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi tình hình dịch Covid-19 vẫn đang bùng phát mạnh tại một số quốc gia lớn.
Để hoàn thành nhiệm vụ thu ở mức cao nhất, bối cảnh dịch bệnh có diễn biến phức tạp, ngành Hải quan đã thực hiện hàng loạt các chính sách, giải pháp về thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi cho DN trước ảnh hưởng của dịch Covid 19. Trong đó, công tác giám sát, quản lý hải quan cũng đã được nghiên cứu, cải tiến theo hướng tìm kiếm những giải pháp thiết thực, phù hợp để tạo thuận lợi tối đa cho DN. Cụ thể, cơ quan Hải quan không yêu cầu người khai hải quan phải nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp; không yêu cầu phải ký tên, đóng dấu trên các chứng từ này khi gửi qua hệ thống.
Đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cơ quan Hải quan không yêu cầu DN phải nộp chứng từ chứng minh đối với trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, nguyên chì từ nước XK đến khi đến Việt Nam; chấp nhận vận đơn chủ cho từng chặng, vận đơn thứ cấp nếu trên vận đơn thứ cấp thể hiện hàng hóa được vận chuyển từ nước XK đến nước NK; không xử phạt vi phạm hành chính đối với phương tiện vận tải quá thời hạn tái nhập, tái xuất theo quy định nếu có tài liệu xác định thuộc trường hợp bất khả kháng do Chính phủ Lào áp dụng biện pháp tạm dừng XNC hoặc người điều khiển phương tiện vận tải bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung tại thời điểm phương tiện vận tải phải tái xuất, tái nhập.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp khó khăn không XK được hàng hóa loại hình gửi kho ngoại quan, hàng kinh doanh miễn thuế; trong thời hạn lưu giữ hàng hóa lại hạn chế bởi quy định của pháp luật, cơ quan Hải quan và các DN chưa có giải pháp để xử lý hàng hóa ách tắc tại cửa khẩu do nước ngoài đóng biên, đối tác không tiếp nhận hàng hóa.
Để tháo gỡ khó khăn cho DN, Tổng cục Hải quan đã có báo cáo Bộ Tài chính giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN theo hướng cho phép DN được gia hạn thời gian lưu giữ hàng hóa gửi kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế đến khi công bố hết dịch Covid-19.
Đối với các DN tạm ngưng hoạt động, hoạt động cầm chừng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, các chi cục hải quan trực thuộc thường xuyên nắm thông tin, giữ liên lạc với doanh nghiệp trên địa bàn để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc phát sinh, kịp thời có các giải pháp hỗ trợ, thực hiện tốt công tác quản lý DN, phòng chống phát sinh nợ xấu do DN bỏ trốn, mất tích; tiếp nhận giải quyết nhanh chóng các hồ sơ hoàn thuế, miễn thuế, giúp các DN có điều kiện để tái đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu.