【lich thi bong da】Nhân chuyện hoa giấy trồng lu

Mới đây,ânchuyệnhoagiấytrồlich thi bong da xã Vinh Hưng (Phú Lộc) quyết định đầu tư 200 chiếc lu bố trí 2 bên tuyến Quốc lộ 49B để trồng hoa giấy, hưởng ứng chủ trương “Thành phố 4 mùa hoa” do UBND tỉnh phát động. Nhưng, vừa đặt xuống chưa kịp làm gì đã lập tức nhận búa rìu “dư luận” cho rằng là lãng phí, là nhếch nhác…

Đọc những ý kiến ấy, tôi thấy hơi ngạc nhiên. Bởi không phải bây giờ mà từ rất lâu lắm rồi, hoa, cây kiểng trồng lu, trồng vò, trồng độc bình… đã không còn là chuyện lạ. Đó là sáng tạo của người chơi khiến cho hoa, kiểng càng bội phần độc đáo. Những người ấy có lẽ cũng chưa bao giờ thấy hoa giấy trồng lu, trồng vò.

Vinh Hưng cũng như nhiều xã thuộc Khu III Phú Lộc là vùng đất “cát khô cháy bỏng”, việc địa phương chọn hoa giấy để trồng là chọn lựa phù hợp, bởi hoa giấy chịu được hạn tốt, càng nắng càng nhiều hoa, không cần phải quá tốn công chăm sóc. Việc không dùng chậu mà dùng lu để trồng cũng thú vị vì nó tạo nét khác lạ, gần gũi, phù hợp với cảnh sắc nông thôn. Cũng có người bảo sao không trồng hẳn xuống đất mà lại trồng lu? Xin thưa, cái giống hoa giấy mà trồng hẳn xuống đất thì sẽ lên rất “hỗn”, không giàn giá, lơi cắt tỉa thì không ai có thể kiểm soát được. Còn trồng lu, cây sẽ được khống chế lại, nếu có công và có nhã hứng nữa thì có thể tạo nhiều dáng thế đẹp mắt, hấp dẫn. Ai sao không biết, riêng tôi vẫn mong Vinh Hưng tiếp tục triển khai trồng, chắc chắn không lâu sau, cả tuyến QL49B qua xã sẽ rực rỡ sắc màu. Hoa giấy lại đang thời có giá, cây càng nhiều năm giá càng cao. Mấy trăm lu hoa giấy của Vinh Hưng không chỉ vừa làm đẹp cảnh quan làng xã, mà trong tương lai, có thể là cả đống tiền chứ không đùa.

Chuyện hoa giấy Vinh Hưng lại khiến tôi nhớ về những chuyện khác gần đây, như chuyện cây cầu gỗ lim ở bờ nam sông Hương, chuyện bảo tàng thêu XQ trên đường Lê Lợi, chuyện hồ Tịnh Tâm… Những công trình ấy khi vừa mới khởi động làm cũng đã hứng vô số búa rìu dư luận. Người “có chữ, có nghiên cứu” phán, người “võ vẽ nghiên cứu” phán, người ăn theo nói leo cũng phán… cho rằng là phá, là hỏng cảnh quan thành phố. Nay thì các công trình ấy đều đã lần lượt hoàn tất, được đông đảo du khách lẫn người dân nhiệt tình đón nhận. Ai cũng công nhận những công trình kia đã làm cho thành phố sáng lên, dễ thương hẳn lên. Và chính những công trình vốn bị “phê phán te tua” khi đang thi công ấy nay đã trở thành những điểm “check-in” đắt khách của Huế. Thú vị hơn nữa là trong số những người đến “check-in” có cả những người vốn trước đây từng lên tiếng phê bình thuộc hàng nhiệt tình nhất. Sự chấp nhận của công chúng phải chăng là thước đo cho giá trị công trình?.

Đang viết dở những dòng này thì bất ngờ được tiếp xúc với một vị tiến sĩ gốc Huế nguyên là thành viên của tổ tư vấn Thủ tướng Chính phủ. Khi so sánh về sự phát triển của quê hương với các vùng miền khác trong mấy thập niên qua, ông thẳng thắn: Huế mình còn chậm. Và một trong những nguyên nhân của cái sự chậm ấy-theo ông - là do khi đụng đến một vấn đề gì đấy thường có rất nhiều người “bàn ra”…

Huy Khánh