【kết quả nữ đức】Woodsland nhắm doanh thu 2.500 tỷ đồng

woodsland nham doanh thu 2500 ty dong
Woodsland và nhiều DN chế biến,ắmdoanhthutỷđồkết quả nữ đức XK gỗ khác đều đang gặp không ít khó khăn về nguồn nguyên liệu. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Đơn hàng tăng 40%

Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết-Tổng giám đốc Công ty CP Woodsland cho biết: Năm 2018, doanh thu của Công ty đạt hơn 1.500 tỷ đồng. Với việc đi vào hoạt động của 3 nhà máy thuộc Cụm công nghiệp chế biến gỗ tại Tuyên Quang, DN kỳ vọng khá nhiều vào sự tăng trưởng trong năm 2019. Dự kiến, năm nay doanh thu của Công ty sẽ đạt mức 2.500 tỷ đồng.

Nói thêm về điều này, ông Lê Quang Khánh-Giám đốc sản xuất Nhà máy chế biến gỗ Woodsland tại Tuyên Quang cho biết: Các đơn hàng của Woodsland đều có kế hoạch trước cả năm nên Công ty lên kế hoạch rất rõ cho từng tuần sản xuất để đảm bảo luôn sẵn hàng giao cho đối tác. Đơn hàng XK năm 2019 ghi nhận tăng khoảng 40% so với năm 2018. Sản phẩm chủ yếu được XK đi thị trường EU cho Tập đoàn IKEA (Tập đoàn chế biến gỗ lớn nhất thế giới-PV). Việc gia tăng đơn hàng là do nhu cầu của khách hàng tăng lên. Bên cạnh đó, sản phẩm DN làm ra cũng có tính ổn định về chất lượng nên được đối tác tin tưởng, đặt hàng số lượng nhiều hơn.

Khi đơn hàng tăng lên, làm sao để đáp ứng được cả về mặt số lượng lẫn chất lượng? Trả lời câu hỏi này, bà Bạch Tuyết chia sẻ: Ngoài việc đầu tư xây dựng nhà máy nằm trong kế hoạch, định hướng của công ty, việc lựa chọn đầu tư nhà máy tại Tuyên Quang cũng có chủ ý bởi đây là khu vực nằm ở vùng nguyên liệu, giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển; tạo cơ hội làm việc gần gũi với người trồng rừng trong cả chuỗi cung ứng, cung cấp cho người trồng rừng kiến thức về các yêu cầu thị trường nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn...

Bà Tuyết đánh giá, hiện nay triển vọng với các DN trong ngành chế biến, XK gỗ khá lớn, DN có nhiều cơ hội. Tuy nhiên, đòi hỏi của khách hàng cũng ngày càng cao. Ngoài những yêu cầu cơ bản tối thiểu như chất lượng sản phẩm hay giá cả cạnh tranh, tiến độ giao hàng, ngày nay khách hàng đòi hỏi nhiều thứ khác như: Nguồn gốc gỗ hợp pháp và có chứng chỉ; quy trình hay điều kiện sản xuất phải được kiểm soát chặt chẽ, đáp ứng được những yêu cầu của thị trường, thể hiện được trách nhiệm cao nhất của DN với xã hội, môi trường...

"Với Woodsland, công nghệ, thiết bị nhà xưởng, máy móc cũng được cập nhật. Ví dụ, DN sử dụng máy móc thiết bị phải tiêu hao ít nhiên liệu hay điện năng, giảm thiểu tối đa những tác hại đến môi trường như phát thải tiếng ồn, bụi và khí thải ra môi trường; đồng thời đem lại năng suất cao. Những điều đó cũng góp phần làm cho tính cạnh tranh của công ty tăng lên trên thị trường", bà Tuyết nói.

Cần đảm bảo nguồn gỗ nguyên liệu

Xung quanh phương hướng phát triển của DN thời gian tới, bà Tuyết cho biết: Công ty có ba mảng sản phẩm khác nhau gồm: Chế biến gỗ, sản phẩm nội thất, ngoại thất XK; cửa và nội thất cho thị trường nội địa; ván công nghiệp. Ba mảng này hỗ trợ lẫn nhau giúp Công ty sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu gỗ. Thời gian tới, một mặt DN sẽ tiếp tục duy trì thị trường truyền thống, khách hàng truyền thống, mặt khác phát triển thêm những sản phẩm mới với khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới. Điều này giúp Công ty sử dụng linh hoạt hơn các nhiên liệu khác nhau từ gỗ, tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, đồng thời tăng tính đa dạng, thêm sự lựa chọn cho khách hàng.

Đề cập tới những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh, theo bà Tuyết, không chỉ riêng Woodsland mà đông đảo DN sản xuất khác trong ngành chế biến gỗ đều đang phải khó khăn rất lớn trong việc thu mua nguyên liệu. Hiện nay, nhiều nước trong khu vực đã có chính sách thắt chặt nguồn nguyên liệu từ rừng, đặt biệt như Lào, Capuchia, Myanmar, Ấn Độ, Trung Quốc,…, dẫn đến tình trạng thiếu hụt gỗ nguyên liệu trong khu vực một cách rõ rệt, làm gia tăng áp lực cạnh tranh gỗ nguyên liệu đầu vào tại các nước có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển. Trên thị trường hiện nay, thương lái tiến hành thu mua nguyên liệu gỗ mạnh mẽ để xuất đi nước ngoài dưới dạng nguyên liệu thô. Ngoài ra, với Woodsland, khách hàng yêu cầu rất khắt khe về nguồn gốc gỗ, phải hoàn toàn hợp pháp, có chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Nhà máy phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, thực hiện đầy đủ các trách nhiệm với xã hội, cộng đồng...

"Để tháo gỡ khó khăn cho DN, kiến nghị Bộ NN&PTNT có chính sách phù hợp để hỗ trợ, giảm thiểu xuất siêu nguyên liệu gỗ thô, bảo đảm nguồn nguyên liệu trong nước thông qua các chính sách thuế và kiểm soát việc thực hiện; xây dựng nhiều vùng nguyên liệu gỗ lớn, đạt chất lượng phục vụ chế biến gỗ, có FSC; kiến nghị với Chính phủ về việc áp dụng các ưu đãi về mức thuế Thu nhập DN đối với ngành lâm nghiệp tương tự như với ngành nông nghiệp và thủy sản", bà Tuyết nhấn mạnh.