Empire777

Các DN dệt may cần có liên kết để tạo nên sức mạnh cho ngành. Ảnh: Nguyễn Huế Đánh giá về đóng góp ngoại hạng đức

【ngoại hạng đức】Chuỗi giá trị ngành dệt may yếu vì thiếu liên kết

chuoi gia tri nganh det may yeu vi thieu lien ket

Các DN dệt may cần có liên kết để tạo nên sức mạnh cho ngành. Ảnh: Nguyễn Huế

Đánh giá về đóng góp của ngành dệt may,ỗigiátrịngànhdệtmayyếuvìthiếuliênkếngoại hạng đức ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, ngành dệt may đóng góp khá lớn cho kinh tế của cả nước. Năm 2017, kim ngạch XK của ngành đạt 31 tỷ USD. Có được kết quả nêu trên nhờ vào sự cố gắng của toàn ngành trong phát triển quy mô, áp dụng công nghệ, mở rộng thị trường,…

Ông Lê Quốc Ân, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam liên tục tăng trưởng trong nhiều năm qua. Nếu như năm 2000 Việt Nam XK được 1 tỷ USD, Thái Lan là 5 tỷ USD, Indonesia là 7 tỷ USD thì sau 17 năm kim ngạch XK dệt may của Việt Nam vượt trội với 31 tỷ USD, trong khi đó Thái Lan chỉ dừng lại mức 10 tỷ USD và Indonesina là 15 tỷ USD.

Như vậy, ngành dệt may Việt Nam “lội ngược dòng” khá hiệu quả vì Thái Lan và Indonesia vẫn chưa qua con số 20 tỷ USD. Tính ra tốc độ tăng trưởng của gần 20 năm của ngành dệt may Việt Nam là 20 lần, tính trung bình hàng năm tăng trưởng của ngành dệt may đạt 18%.

“Chưa quốc gia nào trên thế giới đạt mức tăng trưởng như vậy. Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đã tăng trưởng kịch trần nhưng cũng có ý kiến khẳng định, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục còn tăng trưởng trong thời gian tới”, ông Lê Quốc Ân cho biết.

Tuy đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế, nhưng theo ông Trần Thanh Hải, hiệu quả của ngành dệt may còn tồn tại nhiều vấn đề. Điển hình là giá trị gia tăng của ngành chỉ ở mức từ từ 20 đến 60%. Theo các chuyên gia trong ngành, nhược điểm của DN dệt may Việt Nam chính là khó hợp tác, không chia sẻ, tốc độ hoàn thành đơn hàng chậm. Ngoài ra, ngành dệt may đang gặp khó khăn khi chi phí nhân công tăng, năng suất thấp,… Một số nhà đầu tư thay vì mua hàng của Việt Nam đã chuyển sang thị trường Campuchia, Myanmar,...

Với yêu cầu bức thiết cần phải có sự liên kết để hoàn thiện chuỗi giá trị dệt may, theo ông Lê Quốc Ân, thời gian tới dệt may Việt Nam phải thực hiện cả chuỗi liên kết ngang và liên kết dọc. Chuỗi liên kết ngang sẽ tập trung liên kết những nguồn lực giống nhau để nhận đơn hàng lớn, cùng nhau thương thảo giảm bớt chi phí nguyên liệu, vận chuyển. Riêng liên kết dọc, yêu cầu liên kết 1, 2 hoặc 3 giai đoạn về nguyên liệu, thiết kế, sản xuất, vận tải, bán hàng. Chuỗi này làm lên sức mạnh chung cho toàn ngành.

Ông Ân khẳng định, doanh nghiệp may Việt Nam yếu về liên kết chuỗi, trong khi các công ty may nước ngoài chiếm 2/3 chuỗi giá trị nhờ có chuỗi liên kết trong ngành. Do vậy, chỉ liên kết chuỗi với cứu được ngành dệt may. Bởi vì có chuỗi mới làm được FOB, ODM để xuất khẩu và cung cấp thị trường nội địa.

Cùng quan điểm như trên Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cũng cho rằng chỉ có liên kết để hoàn thiện chuỗi giá trị mới nâng tầm ngành dệt may. Thay vì chỉ tập trung gia công như hiện nay, DN phải cố gắng phát triển các khâu khác như nguyên phụ liệu, thiết kế, bán hàng. Đây là những khâu có giá trị gia tăng cao nhất trong ngành. Bên cạnh sự nỗ lực của DN Chính phủ cũng cần hỗ trợ ngành này nhiều hơn. Phải có đạo Luật về công nghiệp hỗ trợ, cùng nhiều chính sách hỗ trợ khác.

Đại diện một đơn vị phân phối lớn trên thế giới, bà Jocelyn Trần, Tổng Giám đốc Walmart Đông Nam Á cho biết, để tăng giá trị cho sản phẩm, đồng thời tham gia chuỗi cung ứng tốt DN dệt may Việt Nam phải có chiến lược phù hợp, năng lực tài chính tốt, chủ động liên kết với nhau.

“Ngành dệt may nếu chỉ gia công sẽ không thể tồn tại lâu dài vì chi phí gia công chỉ chiếm từ 20-25% giá trị sản phẩm”, bà Jocelyn Trần cho biết.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap