【ta88 app】Hướng đến sản xuất bền vững từ đề án lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Hướng đến sản xuất bền vững từ đề án lúa chất lượn.MP3

Để nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo,ướngđếnsảnxuấtbềnvữngtừđềnlachấtlượngcaophtthảithấta88 app hướng đến sản xuất bền vững, tỉnh Hậu Giang đang tập trung triển khai thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030.

Nông dân đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, khoa học kỹ thuật vào sản xuất khi tham gia đề án. Ảnh: H.THU

Mang lại nhiều lợi ích

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, ngày 12-12-2023 Hậu Giang vinh dự là tỉnh đầu tiên được Bộ NN&PTNT chọn tổ chức lễ phát động Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Đây là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ với ngành hàng lúa gạo tỉnh Hậu Giang, mà còn với toàn khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề án không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân trồng lúa, còn đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao giá trị chuỗi cung ứng lúa gạo theo hướng bền vững.

Ở thị xã Long Mỹ, UBND thị xã đã xây dựng và triển khai 2 Kế hoạch để thực hiện đề án này với mục tiêu hình thành vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp với diện tích năm 2024 đạt khoảng 2.471ha ở các địa phương gồm: phường Thuận An, xã Long Trị, Long Trị A và một phần xã Long Phú. Đến năm 2025 đạt khoảng 4.980ha ở xã Long Phú và Tân Phú. Đến năm 2030, diện tích đạt 8.000ha ở tất cả các xã, phường trên địa bàn.

Sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ảnh: H.THU

Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết: Đề án Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 được thị xã Long Mỹ triển khai thực hiện trong 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024-2025) sẽ tập trung củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT) là 5.000ha, thực hiện các nội dung như: thành lập Tổ công tác hỗ trợ thực hiện Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”; tập huấn, xây dựng mô hình thí điểm sản xuất lúa phát thải thấp đạt tín chỉ các-bon cho những vùng lúa đạt chuẩn, củng cố các hợp tác xã, duy tu bảo dưỡng một số công trình, sơ kết, tổng kết kêu gọi đầu tư và chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn 2026-2030. Ở giai đoạn này, nguồn lực chủ yếu là nguồn vốn thủy lợi phí và nguồn từ Nghị định 62/NĐ-CP được tỉnh phân bổ cho thị xã hàng năm và đối ứng HTX. Giai đoạn 2 (2026-2030), sẽ tổ chức triển khai thực hiện dự án “Hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa các-bon thấp tỉnh Hậu Giang” do Bộ NN&PTNT chủ trì.

Các thành viên HTX Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, đang rất vui khi được chọn làm đơn vị đầu tiên của thị xã Long Mỹ khởi động đề án với diện tích 80ha, khoảng 70 hộ tham gia. Vụ lúa Đông xuân 2024-2025, HTX canh tác giống lúa ST 24 được Nhà nước hỗ trợ và đã hợp đồng với doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm đầu ra.

Ông Hồ Tấn Được, Phó Giám đốc HTX Long Bình 1, chia sẻ: Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trên đồng ruộng đã được HTX triển khai rất hiệu quả và được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Gần đây nhất là mô hình sản xuất lúa theo chuẩn GlobalGAP. Thành viên HTX sẽ thực hiện theo cam kết ban đầu với các đơn vị, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ là sau khi thu hoạch lúa Đông xuân 2024-2025 nông dân không đốt rơm rạ, thay vào đó sẽ được vận chuyển ra để bán hoặc trồng nấm. Các hộ tham gia đề án sẽ nhận được sự hỗ trợ như giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Đồng thời, ứng dụng cơ giới hóa máy sạ cụm, sạ hàng, thuốc, giống...

Đối với nông dân tham gia vào đề án này cũng đang rất phấn khởi. Ông Phạm Văn Hùng, ở ấp Long Bình 1, xã Long Phú, cho biết: “Chúng tôi hy vọng đề án được triển khai hiệu quả, giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị, lợi nhuận cho người nông dân; đặc biệt là việc bao tiêu giá lúa ổn định để nông dân yên tâm sản xuất và khá lên từ trồng lúa”.

Mở rộng quy mô sản xuất

Theo kế hoạch, để triển khai xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao với diện tích 2.175ha, thị xã Long Mỹ sẽ hỗ trợ cho nông dân 87 tấn lúa giống xác nhận, gần 490 tấn phân hữu cơ vi sinh, hơn 21.700 gói nấm xanh xử lý rơm rạ với tổng kinh phí 4,8 tỉ đồng. Địa phương xây dựng mô hình điểm về chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh cấp thị xã làm cơ sở cấp tín chỉ các-bon cho các diện tích đã áp dụng quy trình canh tác lúa phát thải thấp, hướng đến thị trường các-bon trong và ngoài nước; áp dụng triệt để quy trình 1 phải 5 giảm (chú trọng tưới tiết kiệm tiên tiến, ngập khô xen kẽ); ứng dụng một số biện pháp cải tạo đất (nâng pH, nâng chất hữu cơ, vi sinh vật có lợi trong đất canh tác lúa...); thu gom rơm sau thu hoạch ra khỏi ruộng kết hợp trồng nấm rơm trong nhà nhằm tăng thu nhập, hạn chế đốt đồng, giảm khí thải CO2; áp dụng các biện pháp thúc đẩy phân hủy gốc rạ trong điều kiện không bị ngập nước như cày vùi, băm hay làm dập gốc rạ, phun bổ sung chế phẩm sinh học; cấp mã số vùng trồng cho diện tích thực hiện.

“Chúng tôi đang tập trung tổ chức lại sản xuất, vận động các hộ trồng lúa, HTX, doanh nghiệp tham gia đề án đăng ký tham gia và cam kết thực hiện quy trình canh tác lúa bền vững và phát thải thấp. Phối hợp tổ chức thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức có chuyên môn về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, khuyến nông… đang làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, khuyến nông, tổ kỹ thuật cấp xã; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các HTX về đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về quy trình sản xuất lúa chất lượng cao, giảm phát thải; xây dựng kế hoạch sản xuất và kinh doanh; kỹ năng quản trị, đăng ký, đánh giá giảm phát thải… Tập huấn, hướng dẫn nông dân về các kiến thức 1 phải 5 giảm, SRP, quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM)...; biện pháp xử lý rơm rạ, các kiến thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đầu tư nâng cấp hạ tầng tại vùng canh tác và liên kết sản xuất…”, ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, cho biết thêm.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh, Hậu Giang đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 sẽ triển khai diện tích thực hiện đề án là 28.000ha, tập trung vào củng cố các diện tích đã có của Dự án chuyển đổi Nông nghiệp bền vững (VnSAT); đến năm 2030 sẽ tăng lên đạt diện tích 46.000ha, thực hiện tại 6/8 đơn vị cấp huyện. Hiện tại, tỉnh Hậu Giang đã hoàn thành việc triển khai lựa chọn, xác định các vùng tham gia đề án, rà soát đáp ứng tiêu chí và phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh. Đồng thời, trong năm 2024, tỉnh cũng đã và đang triển khai thực hiện các mô hình điểm cấp tỉnh, huyện với tổng diện tích 180ha, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến như: tưới nước ướt khô xen kẽ, 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa bền vững theo tiêu chuẩn SRP... Mặc dù, chỉ mới được triển khai thí điểm tại một số HTX trên địa bàn tỉnh, nhưng bước đầu đã đạt được nhiều tín hiệu tích cực. Các mô hình giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất, tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đảm bảo sức khỏe cho bà con, người tiêu dùng và môi trường. Đồng thời, từ nguồn kinh phí tài trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức - dự án GIC, tỉnh cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn cho nông dân về quản lý, tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ; thực hiện nhiều lớp huấn luyện nông dân HTX về kinh doanh (FBS) và các lớp nâng cao năng lực cho HTX tham gia Đề án 1 triệu héc-ta.

H.THU - H.NHÂN