Kịch bản “lửa và giận dữ” 2.0 và những lựa chọn của Mỹ và Triều Tiên | |
Bán đảo Triều Tiên 2020: Lo ngại lấn át lạc quan | |
Đặc phái viên Mỹ muốn gặp đối tác Triều Tiên trong thời gian ở Hàn Quốc |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thị sát một vụ thử tên lửa trong năm 2019 |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không ngừng cảnh báo Tổng thống Trump rằng ông có thời hạn đến ngày 31/12 để đưa ra một thỏa thuận đột phá nhằm tái khởi động quá trình đàm phán hạt nhân bị đình trệ. Trả lời báo chí tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago,ĐồnđoánvềquàGiángSinhcủaTriềuTiêngửiTổngthốngMỹkết quả as monaco ông Trump bình thản nói: “Chúng ta sẽ khám phá điều bất ngờ đó là gì và sẽ đối phó với nó một cách thành công”, đồng thời bông đùa rằng món quà đó có thể là một chiếc bình hoa đẹp, chứ không phải một vụ thử tên lửa.
Giới chức Mỹ đồn đoán “món quà” của Triều Tiên có thể là một vụ thử vũ khí hạt nhân hoặc việc nối lại các vụ phóng tên lửa tầm xa. Các hình ảnh vệ tinh mới cho thấy việc xây dựng một cấu trúc mới đã được hoàn thành tại một nhà máy bên ngoài Bình Nhưỡng, nơi Triều Tiên đã xây dựng thiết bị được sử dụng trong các vụ phóng tên lửa tầm xa. Chuyên gia về Triều Tiên Go Myong-Hyun nhận định nếu ông Kim đánh giá ông Trump không còn là một người đối thoại có giá trị nữa, có thể món quà sẽ tiến hành một vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hướng trực tiếp đến lục địa Mỹ và thậm chí có thể rơi gần lãnh thổ Mỹ. Nếu không, ông Kim sẽ thực hiện những hành động gây hấn ở phạm vi nhẹ hơn, như phóng một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, chuyên gia này lưu ý rằng cách gây hấn như vậy đầy tính rủi ro và có thể hủy hoại các cuộc đàm phán trong tương lai với Mỹ. Vì vậy, Triều Tiên có thể làm leo thang căng thẳng một cách dần dần. Ví dụ, phóng một phương tiện vũ trụ, mà thực chất là một ICBM song đầu đạn hạt nhân ở lại trong quỹ đạo chứ không quay trở lại bầu khí quyền Trái đất, hoặc các biện pháp khác như phóng một tên lửa có tính đe dọa ít hơn về phía Nhật Bản, kèm theo đó là tuyên bố cắt đứt đối thoại với Washington.
Giới chức Mỹ đang theo dõi chặt chẽ Triều Tiên từ ngày Giáng sinh (24/12), song “món quà” này có thể được gửi đi trong thời gian nghỉ lễ kéo dài hoặc trong những tuần tới. Trung tướng nghỉ hưu của Hàn Quốc In-bum Chun cho rằng Triều Tiên đang cố gắng ở thế cân bằng khi gửi đi thông điệp mạnh mẽ, nhưng không phải loại thông điệp làm đứt đoạn quá trình đàm phán. Về phần mình, bà Jean Lee, chuyên gia Triều Tiên tại Trung tâm Wilson có trụ sở ở Mỹ, nhận định đàm phán hạt nhân chưa thể “tiêu tan” vì ông Kim đã ấp ủ nhiều kế hoạch và đã dành phần lớn thời gian trong năm 2019 để “nỗ lực đạt được vị thế cao hơn đối với Mỹ”. Điều đó đồng nghĩa với việc ông sẽ có cách tiếp cận cân bằng, vừa tìm cách đàm phán một thỏa thuận với ông Trump, vốn cho phép Bình Nhưỡng duy trì vũ khí hạt nhân, vừa đàm phán về chương trình tên lửa để nhận được những nhượng bộ về mặt ngoại giao và kinh tế từ Mỹ.
Ông Kim đang chuẩn bị cho bài phát biểu Năm Mới của mình. Tuần này, ông đã triệu tập cuộc họp với các tướng lĩnh hàng đầu nhằm “xốc” lại tinh thần của các lực lượng vũ trang. Trong khi đó, cả Trung Quốc và Nga đều đề xuất Liên hợp quốc dỡ bỏ lệnh cấm đối với một số hàng xuất khẩu của Triều Tiên, như một giải pháp phá vỡ thế bế tắc. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ không cân nhắc việc “nới lỏng trừng phạt vội vàng” vì Bình Nhưỡng “đang dọa leo thang hành động gây hấn và từ chối thảo luận về phi hạt nhân hóa”.
Dự đoán về những gì sẽ xảy ra trong khu vực vào năm 2020, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Kookmin ở Seoul, ông Andrei Lankov dự báo từ đầu năm tới, phía Triều Tiên đảm bảo sẽ có sự bất ngờ khó chịu: có thể là sự ra mắt tên lửa đạn đạo liên lục địa hoặc thử hạt nhân. Theo ông, Triều Tiên muốn đẩy Mỹ đến sự thỏa hiệp, bằng cách sử dụng phương pháp mà ngoại giao Triều Tiên đã sử dụng nhiều lần: tạo ra căng thẳng, và sau đó cố gắng nhượng bộ như phần thưởng cho việc sẵn sàng thoát khỏi khủng hoảng. Phương pháp này không phải lúc nào cũng có kết quả, nhưng họ đã sử dụng khá thường xuyên.