(BDO) Tình hình sản xuất,ấtkhẩukhởisắcdoanhnghiệpchuyểnmìket qua bong đa hôm qua kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Bình Dương trong 9 tháng của năm 2024 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi, đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong 9 tháng qua ước tăng 13,7%, nhập khẩu tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Phục hồi mạnh
Trong 9 tháng của năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, Bình Dương vẫn đạt được những thành tựu kinh tế đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu đều đạt những kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2023. Các ngành hàng chủ lực như gỗ, dệt may, da giày đều có sự phục hồi mạnh mẽ. Tình hình sản xuất, kinh doanh của DN có nhiều chuyển biến tích cực, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực đã dần phục hồi.
Ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đưa ra những thông tin thị trường mà DN cần nắm bắt
Trong 9 tháng của năm 2024, kim ngạch xuất khẩu ước tăng 13,7%, nhập khẩu tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến thời điểm này, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã có đơn hàng đến hết năm 2024 và đang đàm phán đơn hàng cho quý I, quý II năm 2025. Những tín hiệu tốt của đơn hàng là động lực để DN tiếp tục theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững.
Theo bà Phan Lê Diễm Trang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may tỉnh: “Hiện nay, đa số các DN may đã có đơn hàng đến cuối năm và đơn hàng đang tăng về số lượng. Đây là tín hiệu tốt song chúng ta phải giữ được đơn hàng, giữ được người lao động. Điều cần kíp nhất là phải tăng năng suất bởi vì hiện nay giá cả hàng hóa rất cạnh tranh…”.
Ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương cho rằng, thị trường Á - Phi vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa. Do đó, các hiệp hội ngành hàng, DN Bình Dương cần sớm tận dụng để tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác, đưa các mặt hàng chủ lực của tỉnh đến với thị trường tiềm năng này.
Theo dự báo, khối lượng thương mại hàng hóa thế giới sẽ tăng 2,6% trong năm 2024 và 3,3% trong năm 2025. Nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất sẽ phục hồi khi áp lực lạm phát giảm bớt và thu nhập thực tế được cải thiện. Dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam với các nước Á - Phi sẽ có những tín hiệu tăng trưởng tích cực mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong năm 2025.
Ông Đỗ Quốc Hưng thông tin thêm, đơn cử như ngành dệt may, DN Bình Dương có thể tìm kiếm cơ hội xuất khẩu ở các thị trường Á - Phi. Năm 2023, Nhật Bản là thị trường lớn nhất thế giới tiêu thụ hàng dệt may (trị giá khoảng 105 tỷ đô la Mỹ). Nhập khẩu hàng dệt may chiếm 95% nguồn cung của thị trường Nhật Bản, trong khi mức sản xuất trong nước chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng tiêu thụ của thị trường nội địa. Châu Phi cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng với quy mô dân số 1,4 tỷ dân, trong khi sản xuất nội khối chưa phát triển. Hiện nay, giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang châu Phi của Việt Nam còn khiêm tốn (86 triệu đô la Mỹ trong 8 tháng của năm 2024).
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương đề xuất các đơn vị của Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ sát sao cho DN
Khai thác thế mạnh
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương cho rằng: “Các đơn vị của Bộ Công Thương cần tiếp tục hỗ trợ sát sao để các DN sản xuất, xuất khẩu của tỉnh Bình Dương nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đối với các mặt hàng thế mạnh của tỉnh. Bộ cũng cần tạo điều kiện xúc tiến thương mại ra nhiều thị trường mới để giúp đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế, đặc biệt là tại một số nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương…”
Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty giày Gia Định cho rằng hiện nay, các DN giày da đang nỗ lực nâng tầm sản xuất, đáp ứng yêu cầu để phát triển bền vững, giữ được các đơn hàng và thị trường. Các DN nỗ lực tái cơ cấu sản xuất gắn với tiết giảm chi phí kinh doanh; đồng thời nâng cao năng lực thiết kế, xây dựng thương hiệu, ứng dụng nguyên liệu mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới tập trung sản xuất phù hợp với nhu cầu, xu hướng thị trường, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.
Sản xuất tại Công ty Cổ phần May mặc Bình Dương
Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Vũ, Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Bình Dương cho biết, những DN đơn lẻ không thể có đủ nguồn vốn để tự đầu tư, do đó phải tính đến việc sản xuất theo một hệ sinh thái để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường thế giới. Theo ông Vũ: “Thời điểm này, với ngành giày da, cộng đồng DN phải hợp sức theo chuỗi liên kết, đó là con đường duy nhất để phát triển. Và xúc tiến thương mại là một trong những giải pháp tốt nhất để các DN có thể tìm kiếm khách hàng mới, khai thác tối đa từng cơ hội có được để đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường".
Để mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa, ông Đỗ Quốc Hưng đề nghị Bình Dương và các địa phương cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng, phối hợp tổ chức chương trình kết nối giao thương. Riêng các DN, cần chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường về tiêu chuẩn, kỹ thuật, hồ sơ…, đặc biệt lưu ý xu hướng thị hiếu tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch; áp dụng chiến lược quảng bá xây dựng thương hiệu theo phân khúc thị trường phù hợp; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản, đóng gói sản phẩm, đa dạng hóa các hình thức tiếp cận thị trường.
“Tỉnh đánh giá cao những nỗ lực của các sở, ban, ngành đã tập trung triển khai các giải pháp, phấn đấu đạt kết quả phát triển kinh tế - xã hội khả quan, nhất là triển khai các giải pháp để ổn định tình hình sản xuất, xuất khẩu, thu ngân sách cũng như bảo đảm an sinh xã hội…trong 9 tháng của năm 2024”. (Ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh) |
Tiểu My-Cẩm Tú