Trong gian phòng làm việc với cơ man sách vở,àsửhọcDươngTrungQuốcvàcâuchuyệnbứcthưgửiThủtướket qua anha tài liệu chồng xếp cao cả mấy mét cùng với hàng nghìn con lợn được ông sưu tập trong nhiều thập niên qua, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Năm hết Tết đến rồi nhưng công việc còn “nợ nần” nhiều quá. Phải gắng “cày” cho xong...”.
Bên chén trà nóng thơm mùi hoa nhài, ông chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện về bộ sưu tập hiện vật những chú lợn, cùng với những vấn đề quan trọng khác mà ông quan tâm.
“Kính mong Anh lưu tâm”
Thưa ông, đây là dịp cuối năm nên chúng tôi muốn gợi lại một câu chuyện rất được nhiều người quan tâm và dò hỏi ông. Đó là trong năm qua ông đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, rằng đã đến lúc cần thay đổi lời kêu gọi “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vậy xuất phát từ đâu mà ông đưa ra đề nghị như vậy?
- Nhà sử học Dương Trung Quốc: Câu chuyện này cũng đã lâu rồi nên tôi không còn nhớ cụ thể, hơn nữa đó cũng là điều rất đỗi bình thường trong một xã hội dân chủ. Mọi người dân đều có thể hiến kế cho nhà nước dù người đó có vị trí như thế nào. Tôi nghĩ đó cũng là trách nhiệm của một công dân trước xu thế phát triển của đất nước. Ngược lại chúng ta cần phải nhìn từ năng lực lắng nghe của người lãnh đạo. Lắng nghe ý kiến, kiến nghị hay đề xuất là một trong những năng lực, phẩm chất quan trọng của người làm lãnh đạo. Vì thế, trước sự tư vấn, đề xuất phù hợp với xu thế phát triển và mang tính khả thi cao lại còn phụ thuộc vào người quyết định. Tôi cũng giống như những người khác, nếu có một chút tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và có những sáng kiến được đưa ra thì tôi nghĩ chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ được chấp nhận.
Ông có thể cho biết cụ thể hơn được không?