Trong thời gian nhiều tỉnh,ửlýnghiêmngườiphaotingiảvỡđêcắtđiệket qua net 200 thành phố phía Bắc phải gồng mình đón nhận cơn bão số 3 (bão Yagi) và các ảnh hưởng của hoàn lưu bão, xuất hiện không ít những thông tin giả liên quan đến thiên tai, đặc biệt là các tin đồn về việc vỡ đê, cắt điện. Điều này đã gây ra không ít lo lắng cho người dân.
Để loại bỏ tình trạng này, Bộ TT&TT cùng nhiều địa phương trên cả nước đã và đang thực hiện các giải pháp mạnh mẽ nhằm xử lý các đối tượng phát tán tin giả, lan truyền tin đồn thất thiệt, đảm bảo môi trường mạng an toàn, trong sạch.
Chia sẻ tại họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ TT&TT, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT, Bộ TT&TT) cho biết, hiện nay, Bộ TT&TT đang duy trì hoạt động của Trung tâm xử lý tin giả. Đây là nơi chuyên tiếp nhận và xử lý các thông tin sai lệch.
Không chỉ ở cấp bộ ngành trung ương, hiện đã có 9 địa phương trên cả nước thành lập bộ phận chuyên trách xử lý tin giả. Thời gian qua, bộ phận này đã góp phần quan trọng vào việc phối hợp với cơ quan chức năng các địa phương để đưa ra cảnh báo và bác bỏ các thông tin thất thiệt nhằm trấn an dư luận.
Theo Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT, trong cơn bão số 3 vừa qua, hàng loạt tin giả về vỡ đê, vỡ đập và cắt điện tại Hà Nội đã xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, nhờ sự chủ động của các bộ, ngành và cổng thông tin điện tử các địa phương, nhiều thông tin sai lệch đã nhanh chóng bị bác bỏ.
Quảng Ninh đã nhanh chóng xử lý tin giả về việc vớt được 16 thi thể tại Cẩm Phả, gây hoang mang lớn cho người dân. Một tỉnh liền kề là Hải Dương cũng đã xử lý 21 trường hợp tung tin giả về tình hình mưa lũ.
Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng đã xử lý nhiều trường hợp tung tin đồn thất thiệt về vỡ đê. Phú Thọ cũng đã mạnh tay xử lý các đối tượng tung tin sai sự thật về vỡ đê Yên Lập và lũ lụt tại Hạ Hoà.
Một trường hợp điển hình khác tại Hà Giang, nơi một đoạn video về một người mẹ bế con ngồi trong thau được lan truyền với thông tin cho rằng đây là người dân cần cứu trợ trong bão lũ. Sau khi cơ quan chức năng địa phương xác minh, kết quả cho thấy đây là tin giả, được dàn dựng bởi một YouTuber.
Cũng tại Hà Giang, một video clip khác về em bé lạc mẹ trong lũ đã được xác minh là thông tin sai lệch. Các đối tượng có liên quan đã bị triệu tập để xử lý.
Những vụ việc trên cho thấy, mỗi khi thiên tai hay dịch bệnh xảy ra, tin giả thường có xu hướng phát tán nhanh chóng, khiến người dân dễ bị lôi kéo theo cảm xúc và chia sẻ thông tin không qua xác minh.
Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã phối hợp với các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook và TikTok để ngăn chặn và gỡ bỏ các thông tin sai lệch.
Facebook đã gỡ bỏ 36 tin bài chứa thông tin sai sự thật liên quan đến bão lũ, trong khi TikTok đã chặn 51 tài khoản đăng tải thông tin xuyên tạc về tình hình phòng chống thiên tai. .
Hệ thống website tingia.gov.vn của Trung tâm xử lý tin giả đã tiếp nhận 45 trường hợp tin giả và chuyển sang cho các cơ quan chức năng để điều tra và xử lý.
Trước thực trạng tin giả hiện nay, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT khuyến nghị: “Người dân cần cảnh giác, tìm hiểu thông tin qua báo chí chính thống hoặc qua chính quyền địa phương. Nếu không, chúng ta có thể vô tình trở thành người phát tán tin giả, vi phạm pháp luật mà không hay biết”.
Truy tìm và xử lý ngay các đối tượng lợi dụng mưa lũ để đăng tin giảBộ TT&TT chỉ đạo các Sở TT&TT phối hợp với lực lượng công an địa phương tiến hành truy tìm, xử lý ngay những đối tượng lợi dụng tình hình mưa lũ để đăng tin giả câu like, câu view, gây hoang mang dư luận.