Đại diện các quốc gia tại cuộc họp Quan chức cao cấp ACMECS 7 |
Trong buổi sáng nay (24/10),ắtđầuchuỗisựkiệnđốingoạilớnnhấttrongnăkqbd vdqg bo dao nha đã diễn ra 2 cuộc họp quan chức cao cấp CLMV 8 và ACMECS 7. Đây là hai cuộc họp chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ACMECS 7 và CLMV 8 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì vào ngày 26/10.
Cuộc họp có sự tham dự của các đoàn quan chức cấp cao đến từ Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan. Tại hội nghị này, các quan chức cao cấp thảo luận về một loạt giải pháp để thúc đẩy hợp tác giữa các nước tiểu vùng Mekong, bước sang giai đoạn mới, đóng góp nhiều hơn, thiết thực hơn cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của khu vực. Đồng thời xem xét lại dự thảo, tuyên bố chung của hội nghị trước khi trình lên hội nghị của các nhà lãnh đạo xem xét thông qua vào ngày thứ 4 tới đây.
Với tư cách là nước chủ nhà, Việt Nam đã đưa ra sáng kiến nổi bật tại hội nghị này là việc thúc đẩy, tăng cường sự tham gia của các đối tác phát triển và của khu vực tư nhân trong hai cơ chế hợp tác.
Toàn cảnh Hội nghị quan chức cao cấp CLMV 8 |
Tiểu vùng sông Mekong là khu vực có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, thương mại cũng như triển vọng đầu tư, kinh doanh cho các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề lớn nhất là sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, đặc biệt là giữa 4 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam (CLMV) với các nước còn lại trong ASEAN. Do vậy, việc hình thành hợp tác Hội nghị Cấp cao Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) là một trong những nỗ lực đáp ứng yêu cầu khách quan của hội nhập tiểu vùng Mekong với ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển nội khối.
Cùng với Diễn đàn kinh tế thế giới về khu vực Mekong (WEF-Mekong) diễn ra ngày 25/10, Hội nghị ACMECS 7 và CLMV 8 là chuỗi hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016. Mục đích của các hội nghị này là thúc đẩy các lợi ích của đất nước trong hợp tác khu vực Mekong, củng cố và phát huy quan hệ truyền thống với các nước láng giềng, góp phần làm cho các cơ chế hợp tác này phát triển theo hướng thực chất hơn.
Việc tổ chức thành công các hội nghị nói trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam trên tất cả các mặt: chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa; vì lợi ích của Việt Nam nhưng cũng vì lợi ích của những nước láng giềng anh em gắn bó mật thiết trong tiểu vùng Mekong. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước và con người, thể hiện sự tôn trọng, chân thành và thân thiện của lãnh đạo và nhân dân ta đối với lãnh đạo các nước láng giềng anh em, thu hút sự quan tâm của hàng trăm doanh nghiệp tầm khu vực và thế giới, thành viên của Diễn đàn Kinh tế thế giới.