Không chỉ “đấu khẩu nặng ký”,ốcđedọahủydiệtTriềuTinđptrảtươngxứkeo 0.75 Hàn Quốc và Triều Tiên đã “ăn miếng, trả miếng” khi cùng gia tăng sức mạnh quân sự.
Hiện trường vụ Triều Tiên giật sập Văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc hồi tháng 6-2020. Ảnh: Reuters
Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cảnh báo Triều Tiên sẽ đối mặt “địa ngục hủy diệt” nếu có hành động liều lĩnh, phá hoại hòa bình. “Triều Tiên chỉ có hai lựa chọn: hòa bình hoặc hủy diệt. Nếu Triều Tiên thực hiện những động thái liều lĩnh gây tổn hại tới hòa bình, thứ duy nhất chờ họ là địa ngục hủy diệt. Quân đội của chúng ta phải nhấn mạnh rõ ràng điều này với Triều Tiên”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cũng chỉ trích cách tiếp cận hòa bình của chính quyền Tổng thống tiền nhiệm Moon Jae-in đối với Triều Tiên, gọi đó là “màn lừa đảo được dàn dựng”. Ông Shin cho biết: “Tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, điều phụ thuộc vào thiện chí và lạc quan phi thực tế của Triều Tiên, hoàn toàn là giả. Không quá lời khi nói rằng đó là màn lừa đảo được lên kế hoạch cẩn thận”.
Ông Shin còn kêu gọi giáo dục quân đội Hàn Quốc về tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, mô tả đó là “nguồn sức mạnh cho quân đội Ukraine và Israel trong các cuộc xung đột”.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc gần đây đưa ra những phát ngôn gay gắt bất thường về Triều Tiên, như đe dọa tấn công tên lửa vào “trái tim và khối óc” của Bình Nhưỡng trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trong một động thái liên quan, Hàn Quốc tuần trước cùng hai đồng minh Mỹ và Nhật Bản tuyên bố sáng kiến ba bên mới nhằm chống lại Triều Tiên, trong đó có quyết định cùng nhau chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực về các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản còn cáo buộc Triều Tiên đã sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trong vụ phóng vệ tinh hồi tháng 11, vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Triều Tiên sau đó cảnh báo bất kỳ sự can thiệp nào vào hoạt động vệ tinh của họ là hành động tuyên chiến. Triều Tiên cũng nhấn mạnh sẽ tiến hành “răn đe chiến tranh” nếu sắp xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào vũ khí chiến lược.
Còn nhớ hồi năm 2020, Triều Tiên đã giật sập Văn phòng liên lạc chung với Hàn Quốc khi quan hệ hai nước căng thẳng. Văn phòng này được xây dựng theo Tuyên bố Panmunjom được lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký với cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp thượng đỉnh ngày 27-4-2018.
Sau dó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đệ đơn kiện lên tòa án Seoul yêu cầu Triều Tiên bồi thường 44,7 tỉ won (34,2 triệu USD) về thiệt hại sau vụ giật sập văn phòng liên lạc chung. Tuy nhiên, cuối cùng cũng không thu được kết quả nào.
Phía Hàn Quốc cho biết thêm đã phát hiện Triều Tiên dường như đang vận hành khoảng 30 nhà máy thuộc sở hữu của Seoul ở khu liên hợp công nghiệp Kaesong, thành phố Kaesong. Trước đó Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên vận hành khoảng 10 nhà máy khu vực này. Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên dừng lập tức các hành vi vi phạm quyền sở hữu.
Trong một động thái liên quan, gần đây Hàn Quốc nỗ lực chạy đua công nghệ phóng vệ tinh với Triều Tiên. Hàn Quốc liên tiếp phóng thử tên lửa nhiên liệu rắn đưa vệ tinh lên quỹ đạo, trong nỗ lực chạy đua về năng lực do thám với Triều Tiên. Đây là lần thứ ba Hàn Quốc thử thành công tên lửa đẩy dùng nhiên liệu rắn, sau các vụ phóng hồi tháng 3 và 12-2022.
Những động thái chạy đua vũ trang của Hàn - Triều đã làm cho Bán đảo Triều Tiên ngày càng “nóng” hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro chiến tranh sẽ lập lại giữa hai nước.
Nhằm trả đũa những động thái gần đây của Hàn Quốc và việc Mỹ điều tàu ngầm hạt nhân đến nước này, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-18. Tên lửa Hwasong-18 đạt độ cao tối đa 6.518,2km, bay xa 1.002,3km và lao chính xác xuống mục tiêu ở vùng biển phía Đông Triều Tiên sau 4.415 giây. |
HN tổng hợp