【schalke 04 xuống hạng】Hơn 200ha rừng bị tàn phá, Lâm Đồng thu hồi hàng trăm dự án 

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý,ơnharừngbịtànpháLâmĐồngthuhồihàngtrămdựán schalke 04 xuống hạng phát triển rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn từ năm 2018 đến quý 1/2022. 

Về công tác quản lý và bảo vệ từng, theo UBND tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2018 đến hết quý 1/2022, các cơ quan chức năng của tỉnh đã phát hiện, lập hồ sơ xử lý 2.856 vụ vi phạm. Trong đó, có 1.340 vụ việc chưa xác định được đối tượng vi phạm. 

Tổng diện tích rừng bị thiệt hại trong giai đoạn nói trên là 204,21ha. Thống kê cho thấy có 12.240,5m3 lâm sản bị thiệt hại do nạn phá rừng. Số vụ phá rừng có tính chất phức tạp, nổi cộm lên đến 147 vụ. 

Hơn 4 năm qua, có hơn 200ha rừng ở Lâm Đồng bị tàn phá. 

Về tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cũng đã phát hiện và lập hồ sơ xử lý 1.410 vụ với tổng diện tích 431,8ha. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 322 dự án của 307 doanh nghiệp được giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp để triển khai dự án đầu tư, với tổng diện tích 52.722ha. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Lâm Đồng đã thu hồi 208 dự án với 30.469ha. 

Trong đó, có 172 dự án bị thu hồi toàn bộ (26.226ha) và 36 dự án bị thu hồi một phần (4.242ha) do chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai, Luật Đầu tư và Luật Lâm nghiệp. Có 260 doanh nghiệp phải thuê rừng; 49 doanh nghiệp được giao đất và rừng, tự bỏ vốn trồng rừng, diện tích đất thuê không có rừng. 

Để xảy ra tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng và đất lâm nghiệp như nói trên, UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng do lực lượng chức năng và đơn vị liên quan ở một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, không thường xuyên tuần tra, thậm chí thiếu trách nhiệm trong thi hành nhiệm vụ. 

Một số cán bộ và lực lượng bảo vệ rừng chưa làm tròn nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý và bảo vệ rừng… Các vụ gây thiệt hại nghiêm trọng tài nguyên rừng chưa được điều tra rõ để xử lý những đầu nậu, đối tượng cầm đầu, các đường dây, đối tượng thông đồng, bảo kê cho hoạt động vi phạm. 

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp được thuê đất, thuê rừng chậm đầu tư dự án, thực hiện không đúng các hạng mục đầu tư được phê duyệt; để mất rừng; chưa chấp hành nghiêm việc nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng đối với diện tích đất rừng bị phá. 

Quang Đăng