【nhan dinh bong da ngay mai】Bài 2: Hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Gia Cư |
Bàn giải pháp để kinh tế TP. Hồ Chí Minh sớm phục hồi và phát triển: Bài 1: Tư duy "mở" (TBTCO) - Dịch bệnh tại TP. Hồ Chí Minh mặc dù đã cơ bản kiểm soát nhưng vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, ... |
Thay đổi để thích ứng
Thời điểm bùng phát dịch Covid-19, các nước châu Âu và Mỹ đã có những cách phản ứng khác nhau trong kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, xu hướng “Zero Covid” xảy ra nhiều hơn ở các nước châu Á. Khi dịch bệnh bùng nổ trở lại, đến nay xu hướng này đã có sự thay đổi. Việt Nam đã điều chỉnh để thích ứng sống chung với dịch, từng bước phục hồi các hoạt động kinh tế. Lúc này, vấn đề lao động, cơ chế kiểm soát dịch tại doanh nghiệp, các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra.
Sự thay đổi để thích ứng sống chung với dịch bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính. Theo phân tích của các chuyên gia, do xuất hiện biến chủng Delta với sự lây lan khó kiểm soát, đầu tháng 9/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng tuyên bố rất khó kiểm soát được dịch và các quốc gia trên thế giới đều nhìn nhận, cần có chiến lược để sống chung với dịch.
Mặt khác, các điều kiện để mở cửa trở lại cũng gần như đáp ứng được khi tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin tăng cao ở hầu hết các nước. Quan trọng hơn nữa đó là sức ép về kinh tế, bắt buộc các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam phải mở cửa trở lại.
Theo đó, Việt Nam đã nỗ lực giảm thiểu tối đa các ca nhiễm và ca nhiễm nặng, giảm tỷ lệ tử vong; nâng cao năng lực kiểm soát dịch của hệ thống y tế và năng lực chữa trị của hệ thống này; giãn dần các hoạt động kiểm soát trước đây.
Giờ đây, chiến lược phòng chống dịch, lấy kinh tế làm nền tảng đã đi theo hướng cởi mở hơn, khi khả năng về độ phủ vắc-xin, điều kiện về y tế, điều kiện phòng chống ở cơ sở cũng gần như sẵn sàng thì TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung đã có các biện pháp để chuyển sang trạng thái sản xuất an toàn.
Thêm vấn đề nữa là hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tới giới hạn của sức chịu đựng, do nhiều tháng liền thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt phòng chống dịch. Có đến 83% doanh nghiệp bị ảnh hưởng với mức giảm doanh thu trung bình khoảng 15% và lao động 10%. Có 98% doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Trong thời gian qua, có khoảng 50.000 công nhân về quê, còn lại công nhân đang ở TP. Hồ Chí Minh đã và đang sẵn sàng để làm việc.
Các doanh nghiệp cũng đã có tâm thế và kế hoạch cho phục hồi sản xuất trở lại. Ông Nguyễn Đặng Hiến - Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tân Quang Minh (Bidrico) cho hay, công ty dành nhiều chế độ phúc lợi để giữ chân 600 người lao động. Tuy nhiên số lượng công nhân đến thời điểm này đã giảm gần một nửa so với trước đây.
Đến thời điểm này, toàn TP. Hồ Chí Minh có 6.300 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại (so với trước: khoảng 1.400 doanh nghiệp được hoạt động theo phương thức "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến). Hiện lượng công nhân trở lại làm việc là trên 34.000 người.
Ông Lê Minh Tấn - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố, nhìn nhận: “Tuy gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực. Dự báo trong quý IV/2021 này, có khoảng từ 60.000-70.000 lao động trở lại sản xuất, tại các doanh nghiệp hoạt động trở lại, chiếm khoảng 20% trên tổng số doanh nghiệp toàn thành phố”.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, các doanh nghiệp khu vực dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 với 17% doanh nghiệp phải giải thể, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng lần lượt là 10% và 13%.
Tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong khu vực xây dựng là 76% - cao nhất khi so với các khu vực kinh tế khác, tương ứng với tỷ lệ mất việc của người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng cao nhất so với các lĩnh vực khác. Ông Nguyễn Quốc Hiệp – Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam, nêu thực tế do đặc thù của ngành xây dựng là 70% - 80% là lao động thời vụ, trong điều kiện khó khăn mấy tháng qua, các công trình không hoạt động, doanh nghiệp không có nguồn thu.
“Níu chân” doanh nghiệp FDI
Đối với doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong giai đoạn vừa qua, vốn đầu tư nước ngoài đã giảm từ 4% - 5%. Từ năm ngoái, các doanh nghiệp FDI đã thiệt hại đáng kể thiếu hụt, do nguồn nguyên liệu bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Năm nay, khó khăn chồng khó khăn khi chi phí vận chuyển logistic tăng gấp đôi, từ 1.000 USD/container xuất khẩu, nay đã tăng lên 2.000 USD/container. Doanh nghiệp FDI có thể đảm bảo xuất khẩu, nhưng hiệu quả xuất khẩu thì đã giảm rất nhiều do chi phí sản xuất gia tăng.
TS. Trần Toàn Thắng - Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, ngay cả khi khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển đơn hàng ra phía Bắc nhưng năng suất lao động vẫn không đảm bảo được. Do đó, họ cũng là đối tượng cần được Nhà nước hỗ trợ.
“Chúng ta nên có biện pháp cho phép họ tự chủ trong phòng, chống và quản lý dịch phòng chống Covid-19. Đó là điều cần thiết để họ phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước bằng mọi biện pháp có thể thông tin về thị trường lao động, cố gắng đảm bảo được luồng lao động giữa các địa phương hiện nay để doanh nghiệp hồi phục nhanh về sản xuất. Đặc biệt, liên quan đến các thủ tục, có lẽ nên chấp nhận một tỷ lệ nhất định về hậu kiểm về chứng từ giao dịch (cho phép nộp bản scan) và khi bình thường trở lại thì bổ sung sau” - ông Trần Toàn Thắng đề xuất.
Theo ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh, ở thời điểm này, Nhà nước cần có sự linh hoạt với từng bối cảnh, từng loại hình doanh nghiệp và từng ngành nghề để có cách hỗ trợ thích hợp.
“Kiểm soát tức là giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp. Nhà nước, chính quyền, ban quản lý chỉ thẩm định giám sát và hậu kiểm. Bởi vì thật ra doanh nghiệp và doanh nhân rất sợ Covid-19 xâm nhập vào công ty. Đừng lo họ làm không nghiêm, họ sẽ còn làm ráo riết. Nhưng, cần có bộ tiêu chí để làm thước đo, làm định hướng” - ông Nguyễn Văn Bé bày tỏ./.
“Có nhiều doanh nghiệp may mặc, da giày, thủy hải sản, mật độ công nhân rất đông, việc giãn cách rất khó. Một trong những giải pháp chúng tôi mong Chính phủ hỗ trợ là giúp họ chuyển đổi số” - ông Nguyễn Văn Bé - Chủ tịch Hiệp hội các Doanh nghiệp khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh. |