【ket qua bilbao】Cần cơ chế thúc đẩy thị trường năng lượng sinh học

Các tham luận khoa học trình bày tại Hội thảo “Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”,ầncơchếthúcđẩythịtrườngnănglượngsinhhọket qua bilbao diễn ra ở Hà Nội, ngày 9/6/2020, đều đánh giá, tiềm năng nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí…) tại Việt Nam là rất lớn, do Việt Nam là nước sản xuất nông, lâm nghiệp, nếu khai thác hiệu quả sẽ bổ sung được một sản lượng đáng kể vào tổng nguồn cung năng lượng quốc gia, tạo việc làm, thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường...

Ông Lê Đức Dũng - Chuyên gia nghiên cứu năng lượng tái tạo, thuộc Trường đại học Bách khoa Hà Nội - đánh giá: Chỉ tính riêng các phụ phẩm từ sản xuất nông lâm nghiệp (rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ hạt điều, vỏ dừa… và một số sinh khối khác) trữ lượng hàng năm ở Việt Nam có thể lên đến 40 triệu tấn. Nguồn nhiên liệu này có thể khai thác phục vụ sản xuất nhiệt điện rất tốt. Đó là chưa kể nguồn năng lượng phát sinh từ phụ phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản… có thể tận dụng để sản xuất ra khí phục vụ sản xuất điện và nhiệt, hoặc sử dụng vào các mục đích phù hợp khác. Nếu khai thác hiệu quả tất cả các nguồn sinh khối, khí…, có thể đóng góp khoảng 10% sản lượng trong các nguồn năng lượng tái tạo.

can co che thuc day thi truong nang luong sinh hoc
Hội thảo Dự án Bảo vệ khí hậu thông qua phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam

Trong khuôn khổ Chương trình hợp tác hỗ trợ năng lượng giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ), các bên liên quan đang tiến hành khởi động thực hiện Dự án “Bảo vệ khí hậu thông qua Phát triển thị trường năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam”. Mục tiêu dự án đặt ra là cải thiện các điều kiện tiền đề cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh khối để sản xuất điện và nhiệt trên cả nước. Trọng tâm của dự án là nâng cao năng lực lập qui hoạch, năng lực kỹ thuật chuyên môn và tài chính cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sinh khối nhằm thực hiện các dự án đầu tư hiệu quả.

Tiềm năng nguồn năng lượng sinh học lớn, song khai thác như thế nào cho có hiệu quả thì lại là câu chuyện khác. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo - Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) - cho biết: Phát triển thị trường năng lượng sinh học còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của các nguồn năng lượng sinh học (bao gồm một số sinh khối và khí… từ các phụ phẩm sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản) là phân tán, không ổn định, thiếu tính bền vững, thay đổi theo mùa, vụ, nên việc kiểm soát đầu vào cũng như kiểm soát giá đầu vào của các nhiên liệu này là rất khó. Vốn đầu tư cho các dự án năng lượng sinh học, cụ thể là các dự án phát điện từ năng lượng sinh học là khá lớn, trong khi cơ chế giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học chưa hấp dẫn các nhà đầu tư (chưa có hỗ trợ giá mua). Kinh nghiệm phát triển, nguồn nhân lực kỹ sư và công nhân lành nghề cho các dự án nhiên liệu sinh học còn thiếu. Thông tin, cơ sở dữ liệu về tiềm năng cũng như các đánh giá về thị trường năng lượng sinh học còn chưa đáng tin cậy. Vấn đề dành đất cho các dự án nhiên liệu sinh học (ví dụ qui hoạch vùng nhiên liệu…) cũng còn nhiều vấn đề cần phải làm rõ.

Mặc dù việc khai thác, tận dụng nguồn khí sinh học phát sinh từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, từ nhiều năm qua đã được thực hiện, nhưng đến nay vẫn chỉ ở qui mô rất nhỏ, lẻ, cấp độ gia đình hay trang trại, chủ yếu sử dụng vào mục đích để đun nấu là chính, công nghệ khai thác thì lạc hậu. Để khai thác nguồn khí sinh học vào phục vụ sản xuất điện thì vấn đề lại hoàn toàn khác, bởi nó liên quan đến vốn đầu tư lớn, vấn đề cơ chế, chính sách. Hơn nữa, đặc tính của khí sinh học trong phân chăn nuôi (khí mê tan) là ăn mòn kim loại, khi khai thác vào mục đích sản xuất điện thì các máy phát điện sử dụng loại nhiên liệu này sẽ hoạt động không bảo đảm ổn định, ảnh hưởng tới độ bền và tính ổn định của chu trình sản xuất…, cần phải có công nghệ hiện đại và thích hợp mới có thể khai thác.

Ngoài ra, về tác động môi trường, vấn đề này cũng còn có nhiều tranh cãi. Ví dụ, đối với khí sinh học (phát sinh từ phân chăn nuôi thải ra có mùi hôi, thối…), nếu có công nghệ xử lý hiệu quả, tận dụng tốt sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nếu xử lý, phân hủy, tận dụng không tốt có thể sẽ gây tác động ngược đến môi trường lớn hơn.

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, để phát triển thị trường năng lượng sinh học, nhất là đối với các dự án sản xuất điện từ nguồn năng lượng này, cần phải có cơ chế tài chính hỗ trợ nhằm đảm bảo đầu ra (bán điện) có lãi thì nhà đầu tư mới làm. Trước mắt, cần nghiên cứu, đánh giá đúng được tiềm năng nguồn năng lượng sinh học chính xác, bởi yếu tố phân tán tại các địa phương nên rất khó đánh giá. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách trợ giá mua điện đầu ra sản xuất từ năng lượng sinh học để Chính phủ xem xét. Trên cơ sở đánh giá đúng tiềm năng, đề xuất được cơ chế chính sách, đánh giá được yếu tố công nghệ, khi đó mới thực hiện các bước hỗ trợ các chủ đầu tư xây dựng các dự án năng lượng sinh học, bao gồm sản xuất điện, thì mới khả thi. Hội thảo này mới chỉ là bước đi khởi động nhằm tìm ra hướng đi, hợp tác với các tổ chức quốc tế như GIZ cũng như các cơ quan nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất cơ chế, chính sách...