La liga

【soi kèo lorient】UBTVQH cho ý kiến ban hành Nghị định thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Ngoại Hạng Anh   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Chủ tịch Quốc hội: Cần tăng mức phạt tiền tối đa ở 6 lĩnh vực để răn đeỦy ban Thường vụ Quốc hội kha soi kèo lorient

uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbulChủ tịch Quốc hội: Cần tăng mức phạt tiền tối đa ở 6 lĩnh vực để răn đe
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbulỦy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 42
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbulThường vụ Quốc hội đồng ý gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa
uy ban thuong vu quoc hoi cho y kien ban hanh nghi dinh thuc hien co che tam quan theo cong uoc istanbul
Xây dựng Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul nhằm đơn giản hóa thủ tục,ýkiếnbanhànhNghịđịnhthựchiệnCơchếtạmquảntheoCôngướsoi kèo lorient áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển giao lưu thương mại của Việt Nam. Ảnh: N.Linh

Thay mặt Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai đã trình bày dự thảo Nghị định hướng dẫn việc thực hiện Cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa (sau đây gọi tắt là Công ước) được ký kết ngày 26/6/1990, có hiệu lực từ ngày 27/11/1993 dưới sự quản lý của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO). Theo quy định của Công ước, tất cả thành viên của WCO và tất cả thành viên của Liên hợp quốc hoặc các cơ quan chuyên trách của Liên hợp quốc đều có thể trở thành thành viên của Công ước. Hiện nay, trên thế giới có 71 quốc gia/vùng lãnh thổ là thành viên Công ước (bao gồm cả Việt Nam).

Ngày 26/9/2017, Tổng Thư ký Quốc hội có Thông báo số 1134/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung liên quan đến các Văn kiện hợp tác quốc tế tại phiên họp thứ 14 (tháng 9/2017); theo đó, nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc gia nhập Công ước Istanbul về tạm quản hàng hóa; giao Chính phủ thực hiện việc nội luật hóa các quy định của Công ước thành các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việt Nam chính thức là thành viên Công ước Istanbul từ ngày 3/7/2019 theo Thông báo số 27/2019/TB-LPQT ngày 4/7/2019 của Bộ Ngoại giao.

Với việc xây dựng dự thảo Nghị định nhằm thực hiện cam kết quốc tế, tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai cơ chế tạm quản. Đơn giản hóa thủ tục, áp dụng biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến, phù hợp với xu hướng phát triển giao lưu thương mại của Việt Nam khi gia nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế. Đồng thời, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Theo Thứ trưởng Vũ Thị Mai, quá trình xây dựng dự thảo Nghị định, Chính phủ đã thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng theo đúng quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Dự thảo đã được lấy ý kiến của các bộ, ngành, UBND các tỉnh thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Đồng thời đăng tải dự thảo Nghị định trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để các tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến; Chính phủ (Bộ Tài chính) đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, VCCI tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp cộng đồng doanh nghiệp; dự thảo Nghị định được Bộ Tư pháp thẩm định tại báo cáo số 06/BC-BTP ngày 8/1/2019.

Dự thảo Nghị định có 26 Điều, được chia thành 6 chương: Chương I. Quy định chung gồm 3 Điều (từ Điều 1 đến Điều 3); Chương II. Tạm quản hàng hóa gồm 4 Điều (từ Điều 4 đến Điều 7); Chương III. Thủ tục cấp sổ ATA, hoàn trả sổ ATA gồm 3 Điều (từ Điều 8 đến Điều 10); Chương IV. Thủ tục hải quan gồm 8 Điều (từ Điều 11 đến Điều 17); Chương V. Bảo đảm hàng hóa tạm quản gồm 3 Điều (từ Điều 18 đến Điều 20); Chương VI. Miễn thuế, giảm thuế và quản lý thuế đối với hàng hóa tạm quản gồm 03 Điều (từ Điều 21 đến Điều 23); Chương VII. Tổ chức thực hiện gồm 3 Điều (Điều 24 và Điều 26)

Để có thể thực hiện một cách đầy đủ các cam kết của Công ước và Phụ lục A, Phụ lục B1 cũng như phù hợp với quy định của pháp luật trong nước về hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khi gia nhập Công ước, tại dự thảo Nghị định tập trung quy định vào các nội dung cơ bản như: Nhóm quy định chung hướng dẫn thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thủ tục cấp và hoàn trả sổ tạm quản (sổ ATA), bảo đảm thuế nhập khẩu, các khoản thuế khác và phí, lệ phí (nếu có) đối với hàng hóa tạm quản theo Công ước Istanbul; nhóm quy định về hàng hóa tạm quản; nhóm quy định về sổ ATA; nhóm về thủ tục hải quan; nhóm vấn đề về bảo đảm thuế hải quan; nhóm thuế, giảm thuế và quản lý thuế; nhóm trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Tại phiên họp, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cũng trình bày các nội dung xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội như: Cơ chế bảo đảm hàng hóa tạm quản; thời hạn tạm quản; về khoản thu phí cấp sổ ATA.

Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra về Dự thảo Nghị định hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul, theo đó Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí về sự cần thiết ban hành Nghị định của Chính phủ để hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul.

Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, Thường vụ Quốc hội thống nhất cần có một Nghị định của Chính phủ để nội luật hóa Công ước Istanbul mà Việt Nam đã tham gia.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết những vấn đề mà Chính phủ nêu đã được quy định rõ tại điều khoản trong quy định của Luật Điều ước quốc tế cũng như Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể Chính phủ sẽ thực hiện theo khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 và Khoản 5 Điều 156 Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng các văn bản pháp luật.

“Riêng về việc cấp sổ tạm quản ATA, theo quy định thống nhất coi đây là một loại phí hải quan nằm trong danh mục phí và lệ phí ban hành kèm theo luật và do Chính phủ chỉ đạo hướng dẫn, không phải ban hành danh mục phí mới. Về việc phân công cho cơ quan cấp sổ thuộc thẩm quyền Chính phủ” - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh và cho biết Thường vụ Quốc hội sẽ có thông báo chuyển sang Chính phủ để ban hành Nghị định.

Nội dung của Cơ chế tạm quản hàng hóa là hàng hóa được phép tạm nhập vào hoặc tạm xuất ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện chủ hàng tạm nhập hoặc tạm xuất phải đảm bảo tái xuất hoặc tái nhập trong thời hạn nhất định và chấp hành các quy định quản lý của các nước mà hàng hóa đi và đến.

Cơ chế tạm quản vận hành dựa trên hệ thống Sổ Tạm quản (ATA carnet) là một bộ chứng từ hải quan duy nhất được quốc tế công nhận dùng để thay thế tờ khai hải quan áp dụng đối với hàng hóa đi lại theo chế độ tạm quản giữa các thành viên của Công ước Istanbul. Cơ chế tạm quản cho phép giảm tối đa các thủ tục liên quan khi tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập (khai báo, nộp, hoàn thuế) vì các yêu cầu này đã được thực hiện từ trước tại quốc gia của chủ hàng thông qua việc sử dụng sổ tạm quản. Đây là một trong những biện pháp nghiệp vụ hải quan tiên tiến nhằm mục đích tạo thuận lợi tối đa cho một số hoạt động thương mại nhất định (hàng triển lãm, hội chợ và tham gia các sự kiện).

Khi tham gia Công ước, Hải quan của nước tham gia sẽ chỉ định tổ chức cấp sổ và bảo lãnh (NIGA) thường là Phòng thương mại và Công nghiệp (là đại diện doanh nghiệp và là thành viên của ICC).

Khi tham gia Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ chấp nhận cơ chế vận hành và cơ chế quản lý của Công ước, về cơ chế vận hành, các bên tham gia có nghĩa vụ chấp nhận hàng hóa của các bên ký kết sử dụng sổ tạm quản theo mẫu của Công ước được tạm nhập tái xuất vào lãnh thổ nước mình theo quy trình thủ tục đơn giản được quy định tại Công ước và không thu khoản thuế hải quan nào.

Việc cấp Sổ Tạm quản thực hiện theo nhu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp, NIGA sẽ hướng dẫn người xin cấp sổ các thủ tục cần thiết: xin giấy phép, cung cấp hóa đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, các chứng từ chứng minh giá trị hàng hóa, trên cơ sở đó NIGA sẽ thông báo mức bảo lãnh, số tiền bảo lãnh này phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các loại thuế, phí phát sinh, phạt của cơ quan hải quan nơi hàng hóa tạm nhập nếu hàng hóa đó không tái xuất, thông thường bằng với 110% mức thuế nhập khẩu của quốc gia hàng sẽ đi qua (trong trường hợp hàng hóa đi qua nhiều nước thì sẽ áp dụng mức thuế cao nhất trong số các quốc gia đó để tính phí bảo lãnh sổ).

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap