【xem bong da trực tiep】Điều gì đang kìm hãm sản xuất, xuất khẩu tôm, cá tra?

Xuất khẩu cá tra lội ngược dòng
Bộ Công Thương đề nghị Trung Quốc miễn kiểm tra virus Sars-Cov-2 trên nông,Điềugìđangkìmhãmsảnxuấtxuấtkhẩutômcáxem bong da trực tiep thủy sản Việt Nam
Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội bất chấp Covid-19 bủa vây
Cá tra đảo chiều, đẩy thủy sản xuất khẩu tăng
Xuất khẩu cá tra dự báo có nhiều khởi sắc trong năm 2021. 	Ảnh: N.Thanh
Vấn đề nổi cộm của ngành cá tra hiện nay là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm sút. Ảnh: N.Thanh

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), tính chung 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 601,6 nghìn tấn với trị giá 2,386 tỷ USD, tăng 7,14% về lượng và tăng 6,06% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 106,3 nghìn tấn với trị giá 944,38 triệu USD, tăng 8,03 về lượng và tăng 9,74 về trị giá; xuất khẩu cá tra đạt 252,4 nghìn tấn với trị giá 495,6 triệu USD, tăng 11,5% về lượng và 10,5% về trị giá...

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, về khai thác, những tháng đầu năm 2021, nhìn chung thời tiết trên các ngư trường thuận lợi cho hoạt động khai thác hải sản đã tạo điều kiện cho bà con ngư dân bám biển sản xuất hiệu quả.

Sản lượng khai thác hải sản ước đến cuối tháng 4/2021 đạt hơn 1,2 triệu tấn tấn (đạt 31,7% kế hoạch năm 2021).

Về nuôi trồng, tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2201, sản lượng tôm nước lợ đạt 178,7 nghìn tấn (tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2020); sản lượng thu hoạch cá tra ước tính đạt 428 nghìn tấn, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đánh giá, bên cạnh yếu tố thuận lợi về mặt thị trường xuất khẩu, hiện nay sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản chủ lực đang đối mặt với không ít khó khăn, vướng mắc.

Cụ thể với tôm, chi phí đầu vào như giống, thức ăn, chế phẩm tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cao, làm giảm lợi nhuận và khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế.

Với cá tra, vấn đề nổi cộm là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp khiến giá xuất khẩu cá tra liên tục giảm sút đồng thời chất lượng sản phẩm cũng đi xuống làm ảnh hưởng đến uy tín của sản phẩm cá tra.

Ngoài ra, ông Toản cũng thông tin thêm, với hải sản, tổn thất sau thu hoạch còn cao, nguồn lợi suy giảm nghiêm trọng dẫn đến các doanh nghiệp phải gia tăng nhập khẩu để gia công chế biến.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến chi phí đầu vào đặc biệt là logictics (thuê tàu, thuê container lạnh,…) tăng cao; nguồn nhân lực cho chế biến thủy sản ngày càng khan hiếm; các quy định, rào cản kỹ thuật ngày càng gia tăng khiến chi phí sản xuất tăng trong khi giá xuất khẩu bình quân có chiều hướng giảm.

“Những điều này làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và hiệu quả sản xuất, kinh doanh thủy sản”, ông Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Trần Đình Luân nêu rõ, thời gian tới Tổng cục sẽ tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sản xuất thủy sản, tập trung nhóm sản phẩm chủ lực tôm nước lợ, cá tra đảm bảo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản; đảm bảo an ninh thực phẩm phục vụ thị trường tiêu thụ nội địa trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn khó lường.

Bên cạnh đó, tăng cường quản lý vật tư đầu vào trong sản xuất nuôi trồng thủy sản; hỗ trợ các địa phương đầy nhanh quá trình cấp mã số cơ sở nuôi; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ số…. Các động thái này nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh sản phẩm thủy sản và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác là tổ chức kiểm soát hiệu quả nguồn nguyên liệu khai thác và nhập khẩu thủy sản tuân thủ các điều kiện, quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế, đảm bảo các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp cho chế biến, xuất khẩu thủy sản…