Khám bệnh cho bệnh nhân ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Buổi sáng ở Trung tâm Bảo trợ xã hội. Ít có người bệnh còn nằm trên giường. Họ đi lang thang trong hành lang của khu vực cách ly,ôinhàthứhaicủabệnhnhântâmthầdự đoán bóng đá của chuyên gia trò chuyện với nhau, nói bâng quơ một mình. Thi thoảng, một vài tiếng la hét xen lẫn vào bầu không khí lầm rầm tiếng nói khi có người bệnh lên cơn kích động. Người bệnh bước ra ngoài xã hội với không ít sự kỳ thị, nên khao khát từng lời trò chuyện mỗi khi gặp ai đó, dù quen dù lạ. Ít ai biết, sự xa lánh chỉ làm họ chìm sâu vào thế giới của những cơn mê, tách biệt xã hội hơn. Những cuộc chuyện trò thân mật, những lời hỏi thăm vừa là nghiệp vụ chẩn bệnh, điều trị của cán bộ trung tâm vừa là cách để họ giúp bệnh nhân khuây khỏa, hợp tác điều trị và nối lại dần những mối dây đã đứt với xã hội.
Quan trọng hơn, đây cũng chính là người bạn để họ gửi gắm tâm sự của mình; chia sẻ với bệnh nhân những nỗi niềm, khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống, giúp họ giải tỏa tâm lý, hướng đến những điều tốt đẹp để có sức mạnh vượt qua bệnh tật. Dù là người tâm thần, nhưng họ cũng có những nhận thức riêng, yêu ghét theo cách của riêng họ. Có người thơ thẩn, hái hoa dại tặng người họ mến; dành dụm quà của người nhà đem lên để tặng cán bộ ở trung tâm… Chỉ chừng ấy thôi cũng khiến những điều dưỡng vừa vui, vừa xúc động với tình cảm của bệnh nhân dành cho mình. Nhiều khi cán bộ trung tâm vắng mặt vài hôm bệnh nhân đã hỏi thăm, có người còn không chịu ăn uống gì. Thế nên, những lần về phép, nhiều chị ở nhà mà cứ lo, không biết hôm nay bệnh nhân có ăn được không, ngủ đủ giấc hay quậy phá gì không,… hết phép là vội vàng lên ngay.
Bệnh nhân tâm thần không còn khả năng tự phục vụ, thậm chí, lên cơn kích động đập phá, kêu la, đánh nhau, tự sát…nên gây ra nhiều khó khăn, nguy hiểm. Có bệnh nhân có thể tự xúc ăn nhưng rất nhiều bệnh nhân phải cần người chăm sóc hỗ trợ. Mỗi người chăm sóc phải thực sự kiên nhẫn mới làm được công việc này. Những người trực tiếp chăm sóc thường hứng chịu cảnh xô ngã, cào xé khi bệnh nhân lên cơn. Nhân viên chăm sóc phải nhẹ nhàng và bình tĩnh xử lý để giúp bệnh nhân ổn định tinh thần và phục hồi sức khoẻ một cách nhanh nhất. Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh chia sẻ: Hơn 540 bệnh nhân, mỗi người là một tính cách. Chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh tâm thần là một “nghề”, nghề mà không phải ai cũng có thể làm được. Bởi chỉ có những con người chịu khó và nhẫn nại, xem bệnh nhân là người thân của mình. Làm việc với những bệnh nhân tâm thần, tôi được hiểu mỗi một bệnh nhân tâm thần là một tính cách, một mảnh đời riêng. Có người trầm tính ít nói, nhưng có những bệnh nhân hung hăng bướng bỉnh. Người chăm sóc bệnh nhân phải hiểu, quan sát thật kỹ, đọc hiểu tính nết của từng người mới chăm sóc và làm tốt công việc được.
Tâm trạng thoải mái, vui vẻ là một trong những phương thức giúp người bệnh ổn định tâm lý, cân bằng cuộc sống. Hàng ngày nhân viên chăm sóc đều vận động bệnh nhân tập thể dục và đi bộ. Sau mỗi buổi tập thể dục, sẽ là chương trình văn nghệ do chính là những người bệnh tâm thần biểu diễn. Họ hồn nhiên thể hiện những ca khúc mà mình yêu thích. “Chỉ cần bệnh nhân làm được những điều đơn giản nhất như đánh răng, rửa mặt, tự ăn cơm... là đã thành công, bệnh nhân khỏi bệnh là thành quả lớn mà chúng tôi gặt hái được” – ông Bình trao đổi.
Những bệnh nhân tỉnh táo và còn khả năng lao động sẽ được lao động trị liệu bằng những công việc nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe như trồng rau sạch, làm giá đỗ, khuôn đậu hay nuôi lợn…Chính họ tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống của mình. Trung tâm đã tổ chức được nhiều lớp đào tạo nghề cho bệnh nhân và tổ chức cho bệnh nhân tham gia lao động sản xuất. Có đến trên 200 người (chiếm tỷ lệ 40% bệnh nhân) ở trung tâm học nghề, sản xuất, chăn nuôi và phụ giúp công việc tại nhà ăn. Trung tâm đã nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức để mở rộng trang trại chăn nuôi. Hiện, trung tâm có hơn 10 con bò, 40 con lợn thịt, 20 con heo rừng, 1000 con gà, vịt, 2000 con chim cút...Trung tâm đã tổ chức cho bệnh nhân sản xuất rau sạch, làm nấm...tạo được nguồn cung cấp thực phẩm sạch tại chỗ cho khẩu phần ăn của bệnh nhân. Khi mỗi bệnh nhân ổn định sức khỏe, tái hòa nhập cộng đồng, một số người đã tìm được việc làm để tự trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Trong 30 năm qua, trung tâm đã nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 3000 lượt bệnh nhân.Trong đó, có trên 500 lượt bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng. Trung tâm đã tranh thủ được dự án “Hỗ trợ bền vững cho bệnh nhân tái hòa nhập cộng đồng” với tổng kinh phí trên 120 triệu đồng, hỗ trợ 30 bệnh nhân mua con giống, thức ăn, xây dựng chuồng trại cho 30 gia đình có bệnh nhân tái hòa nhập cộng.
Điều khiến những cán bộ ở trung tâm băn khoăn, vẫn là những bệnh nhân không tìm được người thân nên khi mất cũng nằm lại trung tâm. Nhiều người có gia đình hẳn hoi nhưng bị bỏ rơi trong những năm tháng bệnh tật. Họ chỉ mong sao người tâm thần sẽ có được sự quan tâm, gần gũi của người thân vì đó là liều thuốc tốt nhất giúp nhanh khỏi bệnh.
An Nhiên