Bên cạnh 179 sông,ồtiubiểutrnđịabnthnhphốkg bd anh kinh, rạch chằng chịt, thành phố Vị Thanh còn có 4 hồ nước nhân tạo lớn trong lòng thành phố, các hồ nước này vừa có chức năng giúp tiêu thoát nước trong mùa mưa, vừa có thể trữ nước ngọt trong mùa khô phòng khi gặp hạn, mặn.
Khu Văn hóa Hồ Sen tại phường I, thành phố Vị Thanh.
Kinh Chống Mỹ
Kinh Chống Mỹ dài 2.600m, rộng 10m. Khởi đầu từ rạch Hốc Hỏa trên phần đất thuộc xã Hỏa Tiến.
Kinh đào từ thời chống Mỹ năm 1965, nhằm vừa cho lực lượng ta dễ di chuyển bằng xuồng, ghe, vừa ngăn cản xe tăng địch đi vào.
Kinh Chống Tăng
Kinh Chống Tăng dài 4.000m, rộng 13-15m, chảy qua địa bàn các ấp Mỹ Hiệp 3, Tư Sáng, Thạnh Hòa 1, Thạnh Quới 1, xã Tân Tiến. Kinh đào từ thời chống Mỹ năm 1964, lúc đầu chỉ rộng 5-6m, về sau mở rộng như ngày nay.
Mục đích đào kinh này để ngăn cản sự di chuyển của xe tăng với cách thức: bờ kinh đắp đất lên cao, lòng kinh hẹp, chỉ độ 5-6m. Do đó, xe tăng địch khó chuyển qua. Nhờ vậy, lực lượng cách mạng và Nhân dân có thời gian chuẩn bị chiến đấu, truy kích địch hoặc rút quân.
Kinh Út Lờ
Kinh Út Lờ khởi đầu từ rạch Hốc Hỏa, điểm cuối ăn ra sông Nước Đục. Kinh có chiều dài 1.500m, chiều rộng 15-20m. Tọa lạc trên phần đất ấp Thạnh Quới 1, xã Tân Tiến và ấp Thạnh Quới 2, xã Hỏa Tiến.
Mục đích đào kinh này chủ yếu để tạo đường thủy cho bộ đội, cán bộ ta di chuyển thuận tiện bằng ghe xuồng, nên chỉ có 7-8m bề rộng. Sau này, để phục vụ sản xuất, kinh được mở rộng lớn dần như ngày nay.
Kinh Lầu
Kinh Lầu có chiều dài 5.000m, rộng 12m. Khởi đầu từ khu vực gần ngã ba Di Hạn đến Kinh Năm, chảy trên phần đất thuộc xã Hỏa Tiến. Kinh đào chạy dọc theo khu rừng tràm để lấy nước tưới tiêu, phòng hỏa và để di chuyển ra vào khu rừng tràm.
Kinh Mới
Kinh Mới, điểm khởi đầu ăn ra sông Nước Đục, điểm cuối nối liền Rạch Gốc, đổ ra sông Cái Tư, giáp kinh Xà No. Kinh Mới dài 3.000m, rộng 20m sâu vô địa bàn cũng là ranh 2 xã Hỏa Lựu và Tân Tiến.
Cầu Kinh Mới bắc qua 2 xã nêu trên, cách vàm Kinh Mới 400m, nối liền với đê bao ngăn mặn và ngăn lũ Vị Thanh - Long Mỹ.
Kinh Tư Hương
Kinh Tư Hương dài 3.000m, rộng 15m chảy vô sâu vào đất xã Tân Tiến. Điểm đầu nằm ở phía Đông giao nhau giữa Rạch Gốc và Kinh Mới. Điểm cuối kinh tại phía Tây liền với rạch Hốc Hỏa, kinh được đào từ thời kháng Pháp.
Rạch Ba Doi
Rạch Ba Doi, có người còn gọi là sông Lá Ba Doi, là rạch ranh giữa thành phố Vị Thanh với huyện Gò Quao, ở đoạn giáp các xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa Hưng Bắc. Ba Doi có chiều dài 12.000m, rộng 60-120m, một đoạn giáp kinh KH9, một phía gặp kinh Năm Chín.
Rạch Nàng Chăn
Rạch Nàng Chăn có hình dạng cong cong trên đất xã Vị Tân. Rạch có chiều dài 4.000m, rộng 13m. Điểm đầu giáp rạch Bờ Lách, điểm cuối nối với kinh Năm Chín đổ ra rạch Tràm Cửa.
Rạch Lung Nia
Rạch Lung Nia là rạch ranh giữa thành phố Vị Thanh và huyện Giồng Riềng tại cuối đường Lê Hồng Phong. Rạch dài 2.800m, rộng 15-20m. Một cây cầu bắc qua rạch cũng mang tên Lung Nia.
Rạch Tràm Cửa
Rạch Tràm Cửa nối từ kinh lộ Sáu Hai, xã Vị Tân ra kinh Xà No trên địa bàn phường IV. Rạch dài khoảng 2.000m, rộng khoảng 10m.
Hồ Sen
Trên địa bàn thành phố có 2 hồ sen hình thành do chính quyền Việt Nam Cộng hòa đào lấy đất vừa làm nền công trình Khu trù mật; vừa tạo mỹ quan đô thị.
Hồ Sen tại phường I, trở thành thắng cảnh “Khu Văn hóa Hồ Sen”, diện tích 11ha.
Hồ Sen khác tại phường VII, diện tích 15ha. Đang chuẩn bị khai thác thành khu bảo tồn động vật hoang dã và du lịch.
Hồ Đại Hàn
Diện tích 22,4ha, hình thành trước năm 1975, do một nhà thầu Đại Hàn đào lấy đất làm nền xây dựng công trình Bệnh viện Chương Thiện. Giờ đây nằm trên địa bàn phường IV, được quy hoạch làm khu văn hóa, lịch sử và du lịch.
Hồ Tam Giác
Diện tích 18,9ha, tại phường I, hình thành trước năm 1975, mang địa hình tam giác. Giờ đây, được quy hoạch xây dựng thành khu du lịch sinh thái.
VỊ THANH