Với những tuyên bố của Moscow úp mở về khả năng đóng nguồn khí đốt bán cho Ukraine,ìmhướngthoátlệthuộcvàonănglượmessi có bao nhiêu cúp c1 cũng có nghĩa là khóa van đường ống khí đốt chính cung cấp cho EU chạy qua Ukraine, chắc chắn những hệ quả sau đó sẽ lan rộng ra toàn EU. Dự kiến, tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới, các nhà lãnh đạo EU sẽ bàn cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào năng lượng của Nga.
Một quan chức cấp cao của EU mới đây tuyên bố EU đã có thể đối phó tốt hơn so với thời điểm Nga ngừng cung cấp khí đốt cách đây 5 năm. Để trấn an các nước phụ thuộc gần 90% vào khí đốt của Nga như Bulgaria, EU có kế hoạch sẽ đảm bảo nguồn khí đốt cho những nước này trong trường hợp Nga ngừng cung cấp. Thậm chí, với việc đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường ống, EU còn có thể cung cấp khí đốt ngược lại cho Ukraine.
Nhờ một mùa Đông không quá lạnh, lượng khí đốt tiêu thụ ít nên dự trữ khí đốt của EU khá khả quan. Ngay cả trong trường hợp Nga ngừng cấp khí đốt cho Ukraine, EU vẫn có thể cầm cự được trong vòng 60 ngày. Thêm vào đó, tuyến vận tải biển qua vịnh Baltic tới Đức, còn được gọi là "Dòng chảy phương Bắc" sẽ sớm được đưa vào sử dụng và khi đó, tỷ trọng khí đốt từ Nga cung cấp cho EU qua đường ống chạy trên lãnh thổ Ukraine sẽ giảm từ 70% hiện nay xuống còn 30%. Ngoài ra, EU cũng đang xây dựng tuyến đường ống "Dòng chảy phương Nam" không qua Ukraine.
Tuy nhiên, đó là tương lai khá xa và có thể có nhiều yếu tố bất ngờ xảy ra khiến tình hình thực tế chệch hướng. Ngay cả quan chức phụ trách năng lượng của EU cũng thừa nhận dù đường ống dẫn khí đốt khai thác từ biển Caspi chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ đang được xây dựng thì việc tìm kiếm nhằm đa dạng hóa nguồn nhập khẩu vẫn rất cần thiết. Việc EU phụ thuộc tới 30% lượng khí đốt từ Nga sẽ còn kéo dài. Các nước Đông Âu như Ba Lan, CH Séc bắt đầu nghiên cứu khả năng nhập khẩu khí đốt từ Mỹ.
Trước đó, quan chức của tập đoàn khí đốt quốc gia Nga Gazprom đã cảnh báo sẽ không thể cung cấp khí đốt cho Ukraine, nếu nước này không trả khoản tiền nợ lên tới 1,9 tỷ USD. Trong hai năm 2006 và 2009, thời điểm ký kết mới các hợp đồng mua bán, Gazprom đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ukraine, và hậu quả là những nước Đông Âu và khu vực Balkan vốn tiếp nhận nguồn khí đốt từ Nga qua đường ống chạy qua Ukraine đã bị một phen điêu đứng.
P. Thùy