【ka bd hom nay】Xây dựng văn hóa sẽ quyết định sự thành bại lâu dài của doanh nghiệp
Triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng | |
TP.HCM: Xây dựng văn hóa họp | |
Ước mơ xây dựng văn hóa làm khoa học | |
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nhiệm vụ bắt buộc để phát triển bền vững |
Xin ông cho biết về những hiệu quả của hoạt động triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa DN Việt Nam” do Thủ tướng phát động vào năm 2016?âydựngvănhóasẽquyếtđịnhsựthànhbạilâudàicủadoanhnghiệka bd hom nay
Sau 3 năm triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa DN Việt Nam” do Thủ tướng phát động ngày 7/11/2016 với mục đích khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa DN đối với sự phát triển bền vững của DN, Hiệp hội cũng như nhiều ban, ngành và Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa DN Việt Nam” (Ban tổ chức 248) đã tổ chức nhiều hội nghị, nhiều chương trình ký kết, tọa đàm và đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình, hiệu quả từ các doanh nghiệp và địa phương.
Sau khi triển khai, nhiều mô hình của các DN tiêu biểu, DN truyền thống đã được nhân rộng, áp dụng. Đạo đức kinh doanh trong mỗi DN, phong trào của cán bộ, công nhân viên trong từng DN đã thay đổi, bởi thông qua hoạt động xây dựng văn hóa DN, sự đoàn kết gắn bó của đơn vị đã được gìn giữ, phát triển, góp phần vào tăng trưởng, tăng doanh thu của các DN. Đặc biệt khi có nhiều DN xây dựng văn hóa tốt, các DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp sẽ có thêm mô hình để học hỏi, tham quan, giao lưu, kết nối. Điều này giúp cho cộng đồng DN ngày càng liên kết chặt chẽ, tạo thành khối đoàn kết vì sự phát triển chung của nền kinh tế.
Trong những hoạt động triển khai như trên, đâu là khó khăn trong việc xây dựng văn hóa tại DN, thưa ông?
Hiện nay, chúng ta đang triển khai xây dựng văn hóa DN tại cả 63 tỉnh, thành, chia thành 7 vùng miền khác nhau. Vì thế, mỗi vùng miền khi triển khai lại có những hạn chế do văn hóa mỗi vùng khác nhau và quy mô của DN tại mỗi nơi cũng khác nhau. Ví dụ như DN của 5 thành phố trực thuộc Trung ương đều có quy mô lớn và vừa, còn tại các địa phương khác thì lại có nhiều DN nhỏ nên không thể áp dụng chung công thức để xây dựng văn hóa DN.
Ngoài ra, khi triển khai xây dựng văn hóa DN, các DN cũng phải có sự đầu tư bài bản về nhân lực, tài chính và có thể mất tới nhiều năm để hoàn thành, nên số lượng DN thực hiện được theo tuần tự các bước chưa nhiều và còn khó khăn. Hơn nữa, khi triển khai Cuộc vận động, bộ máy, bộ phận chuyên trách hỗ trợ triển khai, tư vấn về văn hóa DN vẫn chưa nhiều. Đa phần bộ máy vẫn đang kiêm nhiệm nhiều hoạt động, nhiệm vụ nên nghiệp vụ chưa chuyên sâu, nếu để triển khai sâu rộng thì bộ máy cần được hỗ trợ hơn nữa trong thời gian tới.
Theo ông, tiêu chí nào để các DN có thể xây dựng được văn hóa DN?
Có thể nói, văn hóa DN chính là “phần hồn của DN”, sẽ quyết định đến sự thành bại về lâu dài của DN. Nên để xây dựng văn hóa DN, các DN phải dựa vào nhiều tiêu chí. Tiêu biểu là DN phải có văn hóa tốt, thực hiện tốt chủ trương chính sách, đảm bảo đời sống cán bộ, nhân viên lao động, nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, chăm lo lợi ích của người lao động trong các hoạt động ngoài lề, tổ chức hoạt động thăm hỏi, du lịch, dã ngoại… để tạo sự gắn kết thường xuyên. Ngoài ra, DN không chỉ tập trung hoạt động sản xuất kinh doanh, mà DN phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, an sinh xã hội, thực hiện các chương trình thiện nguyện tại địa phương hoặc trên cả nước, tham gia bảo vệ môi trường...
Trong thời gian tới, đâu là những giải pháp cốt lõi để đẩy mạnh hoạt động triển khai xây dựng văn hóa DN theo những chỉ đạo của Chính phủ, thưa ông?
Thời gian tới, để triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa DN Việt Nam”, dưới sự chỉ đạo của UBND TP Hà Nội và các sở, ban ngành, Hiệp hội sẽ đẩy mạnh các hoạt động để thực hiện tốt theo quy ước phối hợp giữa Ban tổ chức 248 và 9 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng đã ký kết mới đây. Ngoài ra, đối với các DN nhỏ và vừa hội viên, Hiệp hội sẽ tổ chức nhiều hội nghị, đối thoại, đặc biệt là các lớp đào tạo, hướng dẫn trực tiếp cho DN các DN trong việc xây dựng văn hóa DN.
Cùng với các hoạt động trên, các cơ quan quản lý cũng nên có các hoạt động kiểm tra, rà soát, đánh giá các DN có thương hiệu, DN xây dựng tốt văn hóa DN để làm điển hình tốt, từ đó nhân rộng mô hình, tạo điều kiện cho các DN nhỏ và vừa, DN khởi nghiệp học tập. Các cơ quan liên quan cũng cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức để xây dựng văn hóa DN không chỉ là trách nhiệm mà còn là tiêu chí cho sự phát triển của mỗi DN.
Xin cảm ơn ông!
Ông Chu Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Mỹ: Tất cả vì nhân viên Văn hóa DN của Phú Mỹ đơn giản là gắn kết từ hoạt động tinh thần cho đến hoạt động kinh doanh với triết lý “Hạnh phúc, thành đạt là sự cống hiến”. Vì thế, DN luôn tâm niệm, nhân sự là khách hàng quan trọng nhất nên phải chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân viên và người thân để họ an tâm làm việc với các chế độ đãi ngộ cao. Đảm bảo các quy định của BHXH, thăm hỏi và tặng quà khi ốm đau bệnh tật, hiếu, hỉ, sinh nhật, hỗ trợ CBNV khi gặp khó khăn… Chăm sóc cán bộ nữ trong các ngày lễ 8/3, 20/10… Hiện Phú Mỹ đã xây dựng làng công nhân trong Khu công nghiệp Phú Nghĩa (Chương Mỹ, Hà Nội). Đây là minh chứng cho sự cống hiến của Phú Mỹ đối với cộng đồng xã hội. Ngoài ra, các hoạt động từ thiện đối với người có công với cách mạng, liệt sĩ, người nhiễm chất động màu da cam, thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng… luôn được DN thực hiện chu đáo. Công ty còn xây dựng các quỹ học bổng hàng năm cho các cháu nhỏ mồ côi và con của cán bộ nhân viên, không phân biệt học lực. Bà Nguyễn Mai, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Baobap: Lưu ý chi phí phi tài chính Văn hóa DN chính là hình ảnh thương hiệu của DN. Vì thế, để xây dựng văn hóa DN, lãnh đạo DN phải ngồi hoạch định tư duy, phải xác định được đối với lĩnh vực DN đang kinh doanh cần có văn hóa, đạo đức như thế nào. Nhưng tất cả phải được xác định một cách đồng nhất để có thể áp dụng chung cho cán bộ cấp trên đến cấp dưới, khiến cán bộ nhân viên thực hiện các hoạt động về văn hóa DN một cách tự giác, trên tinh thần cống hiến vì sự phát triển chung của DN. Về chi phí xây dựng DN, nếu là chi phí tài chính thì không nhiều, nhưng điều đáng lưu ý lại nằm ở chi phí phi tài chính, nghĩa là về nguồn lực, công sức, thời gian theo đuổi. Bởi xây dựng văn hóa DN là câu chuyện phải làm thường xuyên, liên tục, từ khi nhân viên mới vào làm phải đào tạo, nghiên cứu thành sổ tay nhân viên, liên tục truyền thông nội bộ… để tất cả mọi hoạt động hướng đến việc đem lại giá trị cho khách hàng, cho DN, cho xã hội và các bên liên quan. Ông Josep Lee, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc Koica - Hàn Quốc: Xây dựng văn hóa tùy theo loại hình DN Để xây dựng văn hóa DN cần tính đến 3 yếu tố chính, đó là loại hình DN, mô hình kinh doanh và những nhân tố khác (độ lớn, mục tiêu, năng lực, tính sở hữu của DN). Các tập đoàn lớn như LG, Samsung, Hyundai có văn hóa doanh nghiệp khác với những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các DN tập trung chủ yếu vào công nghệ hoặc DN đặt mục tiêu về doanh số, lợi nhuận cũng sẽ tạo ra văn hóa DN khác nhau. Minh Chi (ghi) |