【bdkq wap】Chứng khoán: Dòng tiền đầu tư trong nước “thúc” thị trường tăng điểm

15

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá sẽ duy trì xu hướng tăng trong năm 2021.

Dường như nhà đầu tư đang “giữ cái đầu lạnh” khi thị trường chứng khoán vẫn được đánh giá sẽ duy trì xu hướng tăng trong năm 2021 nhiều yếu tố hỗ trợ như: kinh tế vĩ mô,thúcbdkq wap sức khỏe doanh nghiệp, sức mạnh dòng tiền nội, sự trở lại của vốn ngoại, hay hiện tượng nghẽn lệnh được khắc phục….

Bất ngờ với những “đỉnh mới”

Dịch Covid-19 tái bùng phát ngay trong dịp Tết Nguyên đán khiến rủi ro trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam gia tăng, nhất là trong bối cảnh thị trường đang có nền giá cao hồi cuối năm 2020, đầu năm 2021. Cùng với đó, tình trạng nghẽn lệnh trên HOSE xuất hiện nhiều hơn và khối ngoại liên tục bán ròng đã khiến tâm lý của nhà đầu tư (NĐT) trên TTCK không tránh khỏi lo lắng, quan ngại.

Tuy nhiên, nhìn xuyên suốt trong những tháng đầu năm nay, TTCK Việt Nam vẫn không bị “giảm nhiệt” với các rủi ro trên và giữ được đà tăng điểm nhờ kỳ vọng lớn vào sự phục hồi kinh tế vĩ mô, cũng như sức mạnh bền bỉ của dòng tiền nội. VN-Index đã vượt đỉnh lịch sử và thiết lập khá vững chắc đỉnh mới. Chưa dừng lại ở việc tăng 7,9% trong quý I, VN-Index vượt đỉnh lịch sử ngay trong phiên đầu tiên của tháng 4/2021, đạt 1.216,10 điểm và tiến lên đỉnh mới 1.268,28 điểm vào ngày 20/4/2021. Như vậy, nếu so với ngày 31/12/2020, VN-Index đã tăng 164,41 điểm (15%). Còn so sánh với thời điểm cùng kỳ là ngày 20/4/2020, VN-Index tăng 473,31 điểm (gần 60%). Đây thực sự là mức hồi phục và tăng điểm ngoạn mục của TTCK Việt Nam trong bối cảnh vẫn tồn tại nhiều rủi ro.

Cùng với đó, thanh khoản TTCK vẫn cho thấy sức mạnh, khi giá trị giao dịch trung bình phiên trong quý I đạt 15.684,69 tỷ đồng/phiên - cao nhất từ trước tới nay. Thậm chí trong các phiên gần đây, giá trị giao dịch tiếp tục bứt tốc với nhiều phiên trên 20.000 tỷ đồng xuất hiện. Nhân tố tạo nên lịch sử thanh khoản chủ yếu là từ khối nội, bất chấp tình trạng nghẽn lệnh vẫn chưa được xử lý dứt điểm và khối ngoại bán ròng mạnh (khối ngoại bán ròng -20.988 tỷ đồng trên cả 3 sàn trong quý I).

Nền tảng vĩ mô và nhiều “liều thuốc” trợ lực

Các chuyên gia cho rằng, trợ lực cho giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK Việt Nam vừa qua là sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Bên cạnh sự hồi phục của nền kinh tế và TTCK quốc tế, các yếu tố nền tảng trong nước đang tốt lên trông thấy, củng cố niềm tin và kỳ vọng của NĐT. Cùng với việc sức khỏe doanh nghiệp hồi phục, môi trường “tiền rẻ” đã thúc đẩy dòng tiền mới trong nước gia nhập mạnh mẽ vào TTCK.

Cùng với giải pháp hỗ trợ nền kinh tế của Chính phủ và các bộ, ngành, TTCK thời gian qua còn nhận được các trợ lực trực tiếp và cần thiết từ Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và đơn vị liên quan. Theo đó, hàng loạt khoản phí, lệ phí, giá dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán đã được ban hành kịp như: Thông tư 37/2020/TT-BTC, Thông tư 14/2020/TT-BTC; Thông tư 70/2020/TT-BTC,… Các thông tư này đến nay vẫn còn hiệu lực và bền bỉ hỗ trợ TTCK vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, theo đại diện UBCKNN, cơ quan này thời gian qua còn triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ thị trường như: Cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho DN mua cổ phiếu quỹ; hướng dẫn các doanh nghiệp (DN) tổ chức đại hội đồng cổ đông trực tuyến; chỉ đạo 2 sở giao dịch chứng khoán (GDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) xây dựng các kịch bản điều hành TTCK trong mọi tình huống. Chính vì vậy, cùng với các chính sách hỗ trợ chung, về cơ bản các giải pháp mà Bộ Tài chính và ngành Chứng khoán đưa ra đã có tác dụng hỗ trợ, trấn an tâm lý cộng đồng DN và NĐT.

Nghẽn lệnh – tình thế khó nhưng không “bó tay”

Từ cuối tháng 12/2020, hệ thống giao dịch tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) nhiều lần ghi nhận hiện tượng nghẽn lệnh. Nguyên nhân chính được lý giải là do thanh khoản thị trường tăng trưởng quá nhanh, trong khi năng lực xử lý của hệ thống giao dịch hiện tại có giới hạn. Cùng với đó, việc Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu kép về phòng chống Covid-19 và tăng trưởng kinh tế đã tác động tốt đến TTCK. Đồng thời, lãi suất ngày càng giảm mạnh và thanh khoản của các ngân hàng thương mại dồi dào làm cho kênh đầu tư vào TTCK trở nên hấp dẫn hơn. Cũng do, sự tăng trưởng mạnh về quy mô và thanh khoản của TTCK vượt xa dự đoán, khiến hệ thống bị quá tải năng lực nhận lệnh.

Việc hệ thống nghẽn lệnh đã phần nào kìm hãm đà tăng của TTCK, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giao dịch, đầu tư của các đơn vị và cộng đồng NĐT. Đây là tình thế khó của HOSE, cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan.

Chính vì thế, hàng loạt giải pháp chống nghẽn lệnh đã ngay lập tức được nghiên cứu và áp dụng, cho đến nay đã bước đầu cho hiệu quả, hạn chế dần dần được tình trạng nghẽn lệnh. Theo đó, giải pháp nâng lô giao dịch từ 10 lên 100 cổ phiếu/lô đã được áp dụng từ ngày 4/1/2021. Cùng với sự nỗ lực rà soát, kiểm soát hạn chế lỗi của HOSE, cơ quan quản lý và các sở GDCK cũng đã họp với các công ty chứng khoán lớn để tìm giải pháp, tối ưu hóa lượng lệnh, nhằm hạn chế sự gia tăng lệnh.

Đồng thời, UBCKNN cũng đã chỉ đạo HOSE, HNX và VSD tạo mọi điều kiện để DN chuyển giao dịch tạm thời từ HOSE sang HNX. Mặt khác, mặc dù HOSE vẫn tiếp nhận và xét duyệt, chấp thuận niêm yết mới, nhưng cổ phiếu mới tạm thời giao dịch trên HNX. Đến nay đã có 11 DN đã, đang chuyển giao dịch theo diện này và bước đầu nhận được sự đồng thuận của nhiều DN, cũng như cổ đông.

Mới đây nhất, HOSE đã có những cải biến về mặt kỹ thuật, giúp hệ thống giao dịch hiện tại được tối ưu hóa, giảm rõ rệt tình trạng nghẽn lệnh, thúc đẩy thanh khoản tăng tích cực, với nhiều phiên có thanh khoản lên tới trên 20.000 tỷ đồng/phiên.

Hiện HOSE vẫn đang tích cực triển khai đồng thời hai giải pháp mang tính căn cơ hơn, đó là cùng với FPT xây dựng hệ thống dự phòng mới và đẩy nhanh tiến độ dự án công nghệ thông tin mới. Khi hai giải pháp này được áp dụng chính thức, kỳ vọng việc nghẽn lệnh trên HOSE sẽ được khắc phục hoàn toàn, mở ra cơ hội tăng trưởng mới, bền vững hơn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Duy Thái