Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ phổ cập internet hàng đầu thế giới,ựcầnthiếttrongtăngcườnghợptácquốctếđểđảmbảoantoànthôngtinmạtỷ số los angeles với 78,44 triệu người sử dụng internet tính đến đầu năm 2024, tương đương 79,1% dân số. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong năm 2023, đã ghi nhận gần 16.000 phản ánh chỉ riêng trong vấn đề lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại 390.000 tỷ đồng, tăng 64,78% so với năm 2022. Tính từ đầu năm 2023 đến tháng 8/2024 đã có hơn 13.750 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố nghiêm trọng. Trước tình trạng này việc hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Thực tế thời gian qua Việt Nam đã có rất nhiều hoạt động thiết thực thúc đẩy tăng cường hợp tác các giữa các tổ chức, quốc gia nhằm thúc đẩy hiệu quả đổi mới, bảo mật cơ sở hạ tầng số và bảo vệ chống lại các mối đe dọa mạng đang không ngừng gia tăng thời gian qua.
Đàm phán xây dựng dự thảo Công ước Liên Hợp quốc về phòng, chống tội phạm mạng
Nhận thức được mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ tội phạm mạng, sự cần thiết tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong phòng chống tội phạm mạng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã cùng các cơ quan chức năng Việt Nam tham gia thảo luận và đàm phán văn kiện ngay từ giai đoạn đầu tiên trong năm 2022.
Việc nhất quán ủng hộ việc thành lập cơ chế đàm phán và tham gia tích cực xuyên suốt 8 phiên họp của Ủy ban chuyên trách đã khẳng định thông điệp mạnh mẽ về việc Việt Nam là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chung tay cùng các quốc gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, đóng góp vào môi trường hòa bình, ổn định quốc tế.
Trong đó Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đàm phán xây dựng dự thảo Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tội phạm mạng là một trong những tiến trình thương lượng đáng chú ý nhất tại Liên hợp quốc trong thời gian qua, với sự tham gia đóng góp trực tiếp của hơn 150 quốc gia.
Dự thảo Công ước là kết quả của một quá trình thương lượng, thỏa hiệp xung quanh các luồng quan điểm, lợi ích và thực tiễn quốc gia khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau về phạm vi áp dụng Công ước, các nguyên tắc trong thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ... Vì vậy, thành công của đàm phán dự thảo Công ước rất đáng khích lệ, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, góp phần thu hẹp khoảng cách về năng lực số giữa các quốc gia.