Bà Naomi Amke,ângcaohiệuquảchămsócsứckhỏechophụnữtạicộngđồtile macao Giám đốc Dự án tại Việt Nam trao đổi chia sẻ kinh nghiệm tại hội nghị
Trong thời gian trên, Dự án triển khai tại 15 huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình mang lại hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe sinh sản cho cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, khó khăn.
Cụ thể, Dự án đào tạo 60 giảng viên tham gia thiết lập mô hình chăm sóc sức khỏe phụ nữ và hơn 253 nữ hộ sinh tuyến cơ sở có kỹ năng tư vấn, chăm sóc SKSS cho phụ nữ; tổ chức truyền thông tư vấn giáo dục cho gần 2.500 phụ nữ nâng cao kiến thức chăm sóc SKSS; đồng thời tổ chức hàng chục đợt khám lưu động đến 56 xã để hỗ trợ các dịch vụ y tế cần thiết cho hơn 8.020 phụ nữ tham gia…
Nhiều ý kiến đánh giá hiệu quả của dự án về công tác đào tạo, giúp các nữ hộ sinh vùng sâu, vùng xa nâng cao kiến thức về SKSS để chăm sóc tốt hơn cho cộng đồng; hỗ trợ phụ nữ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS; giúp giảm tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Đại diện các cấp chính quyền địa phương đề xuất, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam và Tổ chức JOICFP tiếp tục phối hợp triển khai và chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình tư vấn và dịch vụ SKSS trong cả nước thời gian đến…
Tin, ảnh:Minh Thương