【kết quả bóng đá c2 châu âu】Doanh nghiệp Việt đủ sức tham gia chuỗi cung ứng của tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ

Chuỗi cung ứng "không Trung Quốc": Mỹ sẽ “vá” lỗ hổng nguồn cung ra sao?ệpViệtđủsứcthamgiachuỗicungứngcủatậpđoànThổNhĩKỳkết quả bóng đá c2 châu âu
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu
Ngành da giày dần xâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu
3341-336e34730192fbcca283
Đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, sự chính xác. Ảnh: Nguyễn Thanh

Phát biểu tại Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ 2021 diễn ra trong 2 ngày 8 và 9/4, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại) cho biết, Việt Nam có thế mạnh là một nền kinh tế năng động tại châu Á trong những năm gần đây.

Việt Nam ngày nay đang dần trở thành công xưởng của thế giới và là một "mắt xích" quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, với lợi thế có nguồn nhân công khéo léo, tay nghề cao, giá cả hợp lý và công nghệ hiện đại, Việt Nam có thể đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về chất lượng, sự chính xác, hiện đại trong công nghệ và tiến độ giao hàng ngay cả với những đơn hàng lớn.

"Với kinh nghiệm làm việc và hợp tác cùng các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu thế giới đến từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật, Hàn Quốc…, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng và tiềm năng để tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty, tập đoàn Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là Tổng công ty Arcelik (Koc Holding)", bà Thủy nhấn mạnh.

Từ góc độ doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hakan Kozan, Giám đốc thu mua của Tổng công ty Arcelik chia sẻ, Arcelik là công ty thuộc tập đoàn Koc Holding - Koc Holding mong muốn tạo lập được vị thế dẫn đầu về thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương, do vậy tập đoàn này coi châu Á – Thái Bình Dương không chỉ là nơi quan trọng để bán hàng mà còn là nơi cung cấp nguyên vật liệu cho nhà máy của mình.

Ông Hakan Kozan cho rằng, Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và là một trung tâm cho các nhà máy trên thế giới. Do vậy Việt Nam hoàn toàn có được lợi thế đáp ứng được chiến lược phát triển của tập đoàn.

“Doanh nghiệp Việt Nam có năng lực trong việc sản xuất sản phẩm công nghệ cao để xuất khẩu, có thể hợp tác với chúng tôi để sản xuất sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Chúng tôi mong muốn Việt Nam khai thác được cơ hội này để trở thành đối tác kinh doanh không những cho Tổng công ty Arcelick mà còn là đối tác kinh doanh cho Tập đoàn Koc Holding”, ông Hakan Kozan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, để trở thành nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Arcelik, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của nhà nhập khẩu.

Theo ông Koray Derman, Trưởng nhóm mua hàng của Tổng công ty Arcelik, Arcelik không chỉ quan tâm về giá mà còn đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, đi kèm đó là dịch vụ logistics tốt, những vấn đề hậu mãi, năng lực quản trị, năng lực thiết kế của nhà cung ứng…

Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nền kinh tế lớn, đứng thứ 13 trên thế giới. Nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển nhanh so với các quốc gia Đông Âu khác. Thị trường Thổ Nhĩ Kỳ có tới trên 83 triệu dân, với người tiêu dùng tương đối trẻ. Ngành công nghiệp điện tử xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu hướng đến thị trường châu Âu. Các nhà sản xuất, xuất khẩu ngành công nghiệp điện tử của nước này phải tuân theo những tiêu chuẩn, quy chuẩn của châu Âu và quốc tế.