【soi keo mu vs】Bình Thuận: 2/10 đơn vị có vi phạm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo

Phát triển nguồn năng lượng xanh,ìnhThuậnđơnvịcóviphạmtronglĩnhvựcnănglượngtáitạsoi keo mu vs năng lượng tái tạo là hướng đi đúng đắn Năng lượng tái tạo – Chìa khóa để thực thi các tiêu chuẩn môi trường xã hội và quản trị Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mong muốn các tập đoàn Trung Quốc đầu tư vào giao thông, năng lượng tái tạo

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Quyết định Thanh tra số 26/KL-TTr về việc chấp hành pháp luật chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng tái tạo (thủy điện, điện gió, điện mặt trời) và công tác nghiệm thu công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2024.

Bình Thuận: 2/10 đơn vị có vi phạm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 không thực hiện việc báo cáo về tình hình hoạt động lĩnh vực phát điện năm 2023 (Ảnh: vneco.vn)

Theo đó, Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đã thanh tra 10 đơn vị bao gồm: Công ty Cổ phần Năng lượng Xanh Eco Seido - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Eco Seido Tuy Phong; Công ty TNHH Năng lượng Everich Bình Thuận - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Bình An; Công ty Cổ phần Đầu tư quang điện Bình Thuận - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1.

Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 - Chủ đầu tư Nhà máy điện gió Thuận Nhiên Phong; Công ty Thuỷ điện Đại Ninh - Chủ đầu tư Nhà máy thuỷ điện Đại Ninh; Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam - Chủ đầu tư Nhà máy thuỷ điện Bắc Bình; Công ty Cổ phần SD Trường Thành - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Thuận Minh 2; Công ty Cổ phần Năng lượng Hồng Phong 2 - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B; Công ty TNHH Hà Đô Bình Thuận - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 4; Công ty TNHH Đầu tư và Xây lắp điện số 8 Bình Thuận - Chủ đầu tư Nhà máy điện mặt trời Hàm Kiệm 1.

Qua công tác kiểm tra, Chánh Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận đánh giá, các đơn vị cơ bản tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Cụ thể, về quy hoạch phát triển điện lực và chủ trương đầu tư, nhà máy điện của các công ty được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Thuận ở các giai đoạn và được Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư theo quy định.

Về các quy định của pháp luật liên quan chuyên ngành điện lực, các công ty đã thực hiện các thỏa thuận chuyên ngành điện lực (đấu nối, SCADA và viễn thông, rơ le bảo vệ và tự động, đo đếm và hệ thống thu thập số liệu đo đếm, hợp đồng mua bán điện); khởi công xây dựng công trình, nghiệm thu hoàn thành công trình và vận hành thương mại.

Riêng nội dung tuân thủ quy định của pháp luật về hồ sơ thủ tục pháp lý của chủ đầu tư đối với các nhà máy điện mặt trời trước khi đưa vào vận hành thương mại đã được các cơ quan chức năng (Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo – Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ,…) kiểm tra, thanh tra và có kết luận, xử lý; các cơ quan chức năng đã và đang xem xét xử lý theo quy định.

Tại thời điểm thanh tra, các giấy phép hoạt động điện lực vẫn còn hiệu lực. Đa số công ty đã tuân thủ các quy định nêu trong giấy phép hoạt động điện lực và đã thực hiện các quy định về an toàn điện theo quy định của Luật Điện lực.

Bình Thuận: 2/10 đơn vị có vi phạm trong lĩnh vực năng lượng tái tạo
Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam xây dựng không lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thuỷ điện của Nhà máy thuỷ điện Bắc Bình (Ảnh: vnpd.com.vn)

Tuy nhiên, Kết luận Thanh tra đã chỉ ra một số công ty vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót, sai phạm.

Cụ thể, Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 đã không thực hiện việc báo cáo về tình hình hoạt động lĩnh vực phát điện năm 2023.

Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam xây dựng, phê duyệt bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập Thủy điện Bắc Bình chưa đảm bảo theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP (quá 03 năm, kể từ ngày Nghị định số 114/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành – ngày 04/9/2018). Không lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đối với đập, hồ chứa thuỷ điện của Nhà máy thuỷ điện Bắc Bình là không đúng với quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư số 09/2019/TT-BCT.

Thanh tra Sở Công Thương Bình Thuận đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với 2 công ty trên và chuyển hồ sơ đến Chánh Thanh tra Sở xem xét, xử lý.

Theo đó, Chánh Thanh tra Sở đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Điện gió Thuận Nhiên Phong 1 với số tiền phạt là 15 triệu đồng. Xử phạt Chi nhánh Công ty Cổ phần Phát triển Điện lực Việt Nam số tiền là 80 triệu đồng.

Được biết, cả 2 công ty trên đã chấp hành xong việc nộp tiền phạt theo quyết định.