【kết quả hiệp 1 thái lan hôm nay】Quán ăn có tên 'ớn lạnh', khách thích mê, xếp hàng chờ thưởng thức ở TPHCM
Quán ốc cổ mộ
"Ốc cổ mộ" là tên gọi thực khách dành cho quán ốc bình dân nằm gần đoạn giao Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (quận 5,ánăncótênớnlạnhkháchthíchmêxếphàngchờthưởngthứcởkết quả hiệp 1 thái lan hôm nay TPHCM).
Sở dĩ quán ốc được gọi với cái tên như vậy là do nằm ngay trong khuôn viên khu nhà mồ của học giả Trương Vĩnh Ký. Nơi đây ngoài nhà cổ - nơi học giả Trương Vĩnh Ký từng ở những năm cuối đời và nhà mồ của ông, còn có một nghĩa trang nhỏ của gia đình họ Trương.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Lê Quang Toại - chủ quán cho biết, trước đây khu đất này do gia đình vợ ông gìn giữ và trông coi.
Hơn 20 năm trước, thấy khoảng sân trong khuôn viên còn trống, vợ ông Toại đã mở một quán ốc nho nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Không ngờ, đến hiện tại, quán ốc lại trở thành địa chỉ quen thuộc, thu hút rất đông thực khách mỗi ngày.
Vợ chồng ông Toại đặt tên quán là "Ốc sân vườn", nhưng thực khách gần xa đến thưởng thức đồ ăn vẫn quen truyền tai nhau gọi đây là “ốc cổ mộ”.
Quán ốc của ông Toại mở bán từ 17 - 23h hàng ngày với hơn 30 loại hải sản khác nhau, phần lớn là các loại ốc như ốc len, ốc khế, ốc dừa.
Mức giá tại quán ốc của ông Toại từ 65.000 - 70.000 đồng/món trở lên. Theo đánh giá của nhiều thực khách, với một quán ốc bình dân thì giá này khá cao.
Xôi nhà xác hơn 40 năm tuổi
Trần Phú là con đường hiếm hoi tại TPHCM có đến 2 nhà tang lễ. Các hộ dân ở đây chủ yếu kinh doanh vàng mã, dịch vụ tang lễ. Thế nhưng, có một xe xôi lâu đời đã tồn tại trên con đường này, thu hút rất đông thực khách, nhất là vào ban đêm.
Chủ nhân của xe xôi là anh Lưu Bảo Minh (49 tuổi). Anh Minh nối nghiệp mẹ, giữ truyền thống bán xôi hơn 40 năm của gia đình.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Minh cho hay, tên của quán vốn là "Xôi mặn 409”, nhưng bao năm qua, khách lại đặt cho những tên độc lạ, rợn người như “xôi âm phủ”, “xôi tang lễ” hay phổ biến nhất là “xôi nhà xác”.
Quán chỉ bán xôi mặn, ăn kèm với đậu phộng giã nhuyễn, mỡ hành, hành phi, chà bông, lạp xưởng và đặc biệt là nước tương "thần thánh”. Xe xôi mở bán từ 15h đến đêm khuya. Theo anh Minh, thời điểm đông khách nhất là từ 19h trở đi.
Sau khi rải các gia vị lên xôi, chủ quán chan phần nước tương vừa đủ để nó ngấm dần vào các nguyên liệu, đậm đà nhưng không quá mặn.
Theo chia sẻ của thực khách, món xôi mặn của anh Minh được lòng nhiều người vì cách gói xôi trong lá chuối, rất đỗi dân dã, bình dị lại an toàn.
Chủ quán gói xôi thành cuộn dài như bánh tét. Khách ăn tới đâu thì xé lá chuối tới đó, không sử dụng muỗng nhựa. Lý giải về cách ăn này, chủ quán cho biết, anh sợ muỗng nhựa khi tiếp xúc với xôi nóng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Lẩu bò nghĩa địa
Quán lẩu bò của một gia đình tại Nguyễn Thị Định, quận 2, TPHCM nổi tiếng gần xa với tên gọi kỳ lạ "lẩu bò nghĩa địa". Lí do là bởi, xung quanh quán là những ngôi mộ.
Theo tìm hiểu, quán mở đã gần 30 năm, chỉ bán buổi tối từ 17 - 21h và khách chủ yếu mua mang về. Với khách ăn tại chỗ, lẩu được hầm sẵn và đổ vào nồi gang dày, đặt trên bếp lò đất, đốt bằng than. Thịt bò được hầm nhiều giờ nên ngọt, thơm, gân, sụn mềm.
Chủ quán và nhân viên chủ yếu là người trong gia đình. Quán bán tại nhà riêng, không tốn tiền thuê mặt bằng nên giá cả bình dân, khoảng 100.000 đồng/người. Theo chủ quán, mọi nguyên liệu đều nhập từ mối ruột, đảm bảo chất lượng.
(Tổng hợp)
Quán ốc nằm trong khu mộ cổ ở TP.HCM: Vị trí ‘độc’, đêm nào cũng kín khách"Ốc cổ mộ" là tên gọi mà nhiều thực khách dành cho quán ốc bình dân nằm gần đoạn giao Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng (Quận 5, TP.HCM).