Nhà cái uy tín

【kết quả bóng đá ý tây ban nha】Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào "dòng chảy" cung ứng toàn cầu

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo Mỹ: Ngành kết quả bóng đá ý tây ban nha

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%,ĐểngànhcôngnghiệpôtôViệtNamhòavàoquotdòngchảyquotcungứngtoàncầkết quả bóng đá ý tây ban nha công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Ngành công nghiệp có giá trị cao như điện tử, linh kiện ô tô đang hút đầu tư

Những "cú lội ngược dòng" lịch sử

Từ trước đến nay, khi thị trường thế giới xuất hiện những sản phẩm ô tô công nghệ mới nhất, người dùng Việt Nam chỉ có thể tiếp cận thông qua việc nhập khẩu nguyên chiếc. Nhưng tình thế đã thay đổi, các đơn vị sản xuất, lắp ráp trong nước đã tạo nên những "cú lội ngược dòng" khi xuất khẩu các sản phẩm tiên tiến đi Mỹ, châu Âu và khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam lần đầu có hãng ô tô do người Việt sáng lập xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: VinFast
Việt Nam lần đầu có hãng ô tô do người Việt sáng lập xuất khẩu đi Mỹ. Ảnh: VinFast

Cuối năm 2022, sự kiện những chiếc ô tô điện do người Việt sản xuất rời cảng Việt Nam đã đánh dấu một bước tiến mới cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Đây là lô xe VinFast VF8 đầu tiên xuất cảng, có số lượng 999 chiếc, dành cho thị trường Mỹ. Trên thực tế, Mỹ là thị trường ô tô "khó tính" bậc nhất thế giới với hàng loạt yêu cầu chứng chỉ về chất lượng và độ an toàn. Điều này chỉ ra rằng, những sản phẩm do người Việt sản xuất đã đạt tiêu chuẩn toàn cầu.

Sau đó, các sản phẩm của VinFast cũng xuất đi nhiều khu vực khác trên thế giới, trong đó có châu Âu, Đông Nam Á. Chỉ hai năm sau khi các mẫu xe kể trên vươn mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, VinFast đứng thứ 28 trên bảng xếp hạng các hãng xe bán nhiều xe điện nhất thế giới với dữ liệu được công bố là 44.260 xe, đứng trên nhiều thương hiệu lớn như Honda, Subaru.

Không chỉ thương hiệu thuần Việt, các hãng ô tô nước ngoài hiện cũng có xu hướng đặt Việt Nam là "công xưởng" trọng tâm. Điển hình, vào cuối tháng 10/2024, mẫu SUV Hyundai Palisade được liên doanh Hyundai Thành Công xuất khẩu sang Thái Lan - thị trường xuất khẩu lớn nhất khu vực. Hoạt động này nằm trong kế hoạch dự kiến xuất khẩu hơn 4.000 xe của Hyundai Thành Công sang các nước trong khu vực giai đoạn 2024 - 2025.

Xuất khẩu lô xe Hyundai Palisade đi Thái Lan. Ảnh: Hyundai
Xuất khẩu lô xe Hyundai Palisade đi Thái Lan. Ảnh: Hyundai

Đặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa (RVC) của Palisade trên 40%, tức mẫu xe này đủ điều kiện hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định ATIGA trong khu vực ASEAN. Do đó, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô Việt Nam đã đảm bảo nguồn cung ứng linh kiện, giúp các hãng xe đảm bảo chỉ số nội địa hóa để chủ động cạnh tranh về giá bán khi xuất khẩu.

Nhiều hãng coi sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước là thế mạnh

Đối với thị trường trong nước, nhiều hãng xe cũng coi các sản phẩm sản xuất, lắp ráp trong nước là thế mạnh. Cụ thể, hãng xe sang Mercedes - Benz Việt Nam đã có doanh số bứt phá nhờ các sản phẩm được lắp ráp tại nhà máy ở TP. Hồ Chí Minh từ năm 1995. Hiện nay, các dòng sản phẩm hãng xe sang Đức xuất xưởng tại Việt Nam bao gồm C-Class, E-Class, GLC 200.

Cùng với đó, nhà máy của Mercedes - Benz mới được gia hạn thời gian hoạt động thêm 5 năm. Dù đây không phải thời gian quá dài, nhưng đã giúp hãng xe không bị ngắt quãng dây chuyền và tìm phương án mới khi mới có nhân sự lãnh đạo mới.

Kỹ sư Đức hướng dẫn quy trình lắp ráp khung gầm vào thân xe tại nhà máy MBV. Ảnh: MBV.
Kỹ sư Đức hướng dẫn quy trình lắp ráp khung gầm vào thân xe tại nhà máy MBV. Ảnh: MBV.

Ngoài ra, ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam còn thể hiện sự đa dạng khi các nhà sản xuất lần đầu tiên thâm nhập thị trường đã hướng tới việc sản xuất trong nước. Điển hình, liên doanh giữa Mỹ và Trung Quốc GM - (SAIC - WULING) cung cấp linh kiện, ủy quyền cho TMT Motors độc quyền sản xuất, lắp ráp và phân phối các dòng ô tô điện thương hiệu Wuling tại Việt Nam. Cho đến nay, nhà máy tại tỉnh Hưng Yên của TMT Motor đã có 2 mẫu xe mới nhất, bao gồm Wuling Mini EV và Wuling Bingo.

Tại sự kiện công bố giá mẫu Omoda C5 ngày 26/11, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Geleximco - khẳng định, sẽ biến Việt Nam thành "thủ phủ" sản xuất xe Chery (từ Trung Quốc) trong khu vực với công suất lên đến 200.000 xe/năm. Xe sản xuất tại nhà máy ở Thái Bình sẽ không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu. Liên doanh của Geleximco cũng sẽ thành lập trung tâm thiết kế chế tạo tại Thái Bình để chuyển giao công nghệ từ Chery.

Mẫu xe Omoda C5 được định hướng nội địa hóa. Ảnh: Trần Đình
Mẫu xe Omoda C5 được định hướng nội địa hóa. Ảnh: Trần Đình

Trên thực tế, các mẫu xe lắp ráp, sản xuất trong nước sẽ được người tiêu dùng tin tưởng, sử dụng bởi có sẵn linh kiện khi sửa chữa, giá thành phải chăng. Đặc biệt là trong giai đoạn Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, thị trường ghi nhận tín hiệu tích cực rõ rệt.

Theo báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), số lượng xe ô tô tiêu thụ tại Việt Nam trong tháng 10 đã lập kỷ lục mới với doanh số đạt mức cao nhất kể từ đầu năm với 38.761 xe.

Những tín hiệu trên cho thấy, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được cải thiện, thúc đẩy phát triển rất nhiều thông qua chất lượng sản phẩm, chính sách hỗ trợ và "đi tắt, đón đầu" với xu hướng người tiêu dùng.

Mục tiêu xuất khẩu 90.000 ô tô và giá trị 10 tỷ USD trở nên khả quan

Ngành công nghiệp ô tô là một ngành kinh tế quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam. Trong những năm qua, ngành công nghiệp ô tô luôn được ưu tiên phát triển và đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Doanh số ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có nhiều tăng trưởng. Ảnh: Cấn Dũng
Doanh số ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có nhiều tăng trưởng. Ảnh: Cấn Dũng

Theo Dự thảo chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, đặt mục tiêu đến năm 2035 của Bộ Công Thương ban hành, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc. Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc…

Với những tín hiệu hiện nay, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng - giảng viên cao cấp (Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân) - cho biết, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới. Có thể thấy khi so sánh giữa hiện tại và hơn 20 năm trước, thời điểm nước ta khởi xướng chương trình nội địa hóa ô tô. Tuy gặp phải nhiều sự khó khăn, sau nhiều năm kiên trì của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), cùng với chính sách định hướng đúng đắn, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Góp phần vào sự thành công này còn phải kể đến sự xuất hiện của một thế hệ doanh nhân mới, những người vừa có tâm, vừa có tầm, lại có nguồn lực tài chính mạnh mẽ.

"Thành công còn nằm ở việc chuyển đổi tư duy và cách làm. Trước đây, yêu cầu nội địa hóa sản phẩm tập trung vào sản xuất một số linh kiện cơ bản như ắc quy hay lốp. Tuy nhiên, điều đó không khả thi bởi chất lượng linh kiện chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng ngày nay, cục diện đã thay đổi. Các thương hiệu như phải cạnh tranh về giá bán. Điều này tạo động lực rất lớn cho các nhà đầu tư quốc tế và nội địa tham gia vào công nghiệp ô tô Việt Nam, dù ban đầu họ còn do dự về tiềm năng phát triển" - PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho biết.

PGS.TS Nguyễn Thường Lạng nhận định rằng, hướng đi của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang gắn liền với xu thế toàn cầu, tập trung vào bảo vệ môi trường với các dòng xe phát thải thấp hoặc xe điện (EV). Cùng với đó, sự gia tăng thu nhập và mức sống của người dân cũng góp phần tạo ra những tín hiệu tích cực.

"Nếu tiếp tục phát triển công nghệ trên ô tô, triển vọng của Việt Nam chắc chắn sẽ còn sáng hơn nữa", PGS.TS Nguyễn Thường Lạng chia sẻ.

Ngành công nghiệp ô tô hướng tới hòa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Cấn Dũng
Ngành công nghiệp ô tô hướng tới hòa vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: Cấn Dũng

Cùng với đó, để ngành công nghiệp ô tô phát triển bền vững, vị PGS.TS nhận định rằng, cần hội tụ các yếu tố bao gồm thị trường ổn định và lợi nhuận đủ hấp dẫn cho nhà đầu tư. Tiếp đến là các chính sách khuyến khích như giảm thuế trước bạ, hỗ trợ đất đai, ưu đãi thuế trong giai đoạn đầu, nâng cấp chất lượng đường sá, hay các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và phát thải đều đóng vai trò rất quan trọng. Đây là những yếu tố tác động bên ngoài giúp ngành công nghiệp phát triển.

Đặc biệt, các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp ô tô cần sự kiên trì, đam mê và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đầu tư vào các xu hướng mới như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ xanh. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đưa ngành ô tô Việt Nam bắt nhịp với sự chuyển mình của thị trường toàn cầu.

Bộ Công Thương đưa ra Dự thảo về "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" ngày 17/9 để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi.

Nội dung chính của chiến lược là phát huy nội lực của mọi thành phần kinh tế trong nước; chú trọng liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông.

Về công nghiệp hỗ trợ, sẽ tiếp cận và ứng dụng công nghệ để chế tạo được các chi tiết, linh kiện quan trọng như bộ truyền động, hộp số, động cơ, thân vỏ xe... cho một vài chủng loại xe; tăng cường hợp tác với các hãng ô tô lớn, lựa chọn chủng loại phụ tùng, linh kiện mà Việt Nam có thể sản xuất để đảm nhận vai trò mắt xích trong chuỗi sản xuất - cung ứng toàn cầu. Trên cơ sở đó, đầu tư công nghệ tiên tiến, sản xuất phục vụ xuất khẩu.

copyright © 2025 powered by Empire777   sitemap