【thứ hạng của vô địch hy lạp】Chuyên gia lo ngại khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
Ông Baker cho rằng thiếu chuẩn bị có thể khiến cho mọi con đường tương lai sẽ gặp chướng ngại vật hoặc đứt đoạn,êngialongạikhiHộinghịThượngđỉnhMỹthứ hạng của vô địch hy lạp dẫn tới thêm một thất bại nữa trong nỗ lực giải quyết hàng chục năm thù địch giữa hai nước. Một hội nghị thượng đỉnh được chuẩn bị vội vã nếu không thành công sẽ khiến Triều Tiên quay trở lại con đường vũ trang hạt nhân, hoặc tồi tệ hơn là khiến dư luận Mỹ mất hứng với đối thoại và các nhân vật cứng rắn coi chiến tranh là lựa chọn duy nhất để phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Theo kênh CNN, trong những ngày qua, Tổng thống Trump liên tục thúc giục tiến hành thảo luận giữa các quan chức Mỹ và Triều Tiên để chuẩn bị cho cuộc gặp lịch sử chỉ còn 2 tuần nữa là diễn ra.
Ông Trump đã giục các cố vấn nỗ lực sao cho hội nghị vẫn diễn ra vào ngày 12/6 tới, bất chấp đội ngũ an ninh quốc gia lo ngại không thể có đủ thời gian chuẩn bị. Ông Trump công khai gạt bỏ những lo lắng này và bắn tín hiệu cho biết ông sẵn sàng tiến hành hội nghị mà chính ông vừa hủy cách đây bốn ngày.
Khác biệt Mỹ-Triều
Do được tổ chức gấp gáp như vậy nên lo ngại trên của giới quan sát là hoàn toàn có lý. Từ trước tới nay, Mỹ và Triều Tiên có một lịch sử dài không tin tưởng lẫn nhau cùng với nhiều thỏa thuận bị sụp đổ. Theo ông Baker, Triều Tiên có thể chưa có lý do nào để sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân theo ý muốn của Mỹ sau khi đã bỏ quá nhiều công sức để phát triển.
Cũng không có một phương thức khả thi nào để đảm bảo một quá trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược như chính quyền Mỹ tuyên bố nhiều lần. Bản thân Triều Tiên cũng không đặt trọn niềm tin vào lời nói Mỹ sẽ đảm bảo an ninh.
Trong thực tế, Triều Tiên đã tuyên bố không phi hạt nhân hóa để đổi lấy viện trợ từ Mỹ. Ngày 29/5, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên khẳng định nước này sẽ thúc đẩy một chính sách mới và việc từ bỏ vũ khí hạt nhân sẽ theo lộ trình riêng của nước này, bất chấp tình hình bên ngoài.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Ảnh: KCNA. |
Theo tờ Rodong Sinmun, các biện pháp quyết liệt và tích cực gần đây của Triều Tiên, như dỡ bỏ bãi thử hạt nhân, là để phù hợp với quyết định trên và Triều Tiên sẽ tiếp tục đi trên con đường độc lập.
Trong khi đó, phía Mỹ vẫn hi vọng Triều Tiên sẽ thực hiện phi hạt nhân hóa và đổi lại, Mỹ sẽ giúp nước này phát triển kinh tế. Nhiều hãng tin lớn của Mỹ như Fox News, CBS hay CNN đều bị Triều Tiên cáo buộc là cho phép các quan chức Nhà Trắng đưa ra những tuyên bố sai lệch về Triều Tiên. Triều Tiên cáo buộc truyền thông Mỹ định hướng dư luận là Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán với hi vọng được Mỹ viện trợ.
Nói tóm lại, với khoảng cách "mênh mông" như thế giữa Mỹ và Triều Tiên, ngay từ định nghĩa phi hạt nhân hóa cũng không giống nhau, thì dường như hai bên khó có thể đạt được một thỏa thuận dễ dàng trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un ở Singapore ngày 12/6 tới đây.
Khung chính trị
Theo bình luận trên Asia Times, về mặt kỹ thuật, có một điểm mấu chốt cần lưu ý, đó là nếu thiếu một khung chính trị rộng rãi, sẽ không có cách để giải quyết khác biệt và các chi tiết kỹ thuật. Hội nghị thượng đỉnh không phải là một giải pháp mà là để đặt ra nghị trình. Hội nghị này tạo định hướng và ủng hộ chính trị từ trên xuống dưới ở cả hai nước nhằm tìm kiếm thỏa thuận. Đây là bài học đối thoại kiểm soát vũ khí thời Chiến tranh Lạnh.
Khi đối thoại chỉ dựa trên quan điểm kỹ thuật, ví dụ như thảo luận về khối lượng, tầm bắn, độ chính xác, số đầu đạn hạt nhân, số tên lửa…, thì sẽ không thể có tiến triển giữa hai bên. Bên này không thể tin bên kia hoặc không thể chấp nhận hi sinh chiến lược an ninh quốc gia của mình.
Do đó, ông Baker cho rằng Mỹ-Triều cần có khung đàm phán trước. Vì nếu không, một khi cả hai bên không nhận được điều mình muốn thì sẽ không có thỏa thuận. Cũng cần phải thừa nhận rằng cả Mỹ và Triều Tiên không thể đều đạt được mọi thứ mình muốn từ hội nghị thượng đỉnh. Quan điểm của hai bên còn đang khác xa nhau.
Trong khi đó, trì hoãn hội nghị cũng không thể khiến hai bên dạt được một giải pháp chung nếu thiếu ý chí chính trị rõ ràng từ cấp cao nhất. Ngay cả khi đã có một thỏa thuận chính trị hoàn chỉnh, cũng không có gì đảm bảo thỏa thuận sẽ được thực hiện thành công.
Cách đây 8 tháng, khó ai có thể hình dung một Bán đảo Triều Tiên như đang sắp bước vào xung đột quân sự lại có được một ngày như hôm nay. Cho dù thành công của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều chỉ dừng lại ở mức thiết lập được các kênh liên lạc lâu dài hơn giữa hai nước, thì đó cũng là một tiến bộ. Điều đó cho phép tháo ngòi nổ các cuộc khủng hoảng, hiểu lầm và sự cố nhanh hơn, trước khi để lại hậu quả nghiêm trọng.
Dấu ấn cá nhân
Theo ông Baker, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần này là một khoảnh khắc thú vị vì cá tính của các lãnh đạo có tầm quan trọng.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều bị coi là chuẩn bị vội vàng. Ảnh: AFP |
Về phía Triều Tiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã hoàn thành chương trình hạt nhân tới mức có thể gây ra mối đe dọa đáng kể và giờ đang sẵn sàng chuyển hướng sang tăng cường kinh tế. Theo ông Baker, ông Kim Jong-un ý thức được tình hình và vị thế hiện tại của Triều Tiên, cũng như thách thức mà nước này phải đối mặt nếu tiếp tục đi theo con đường hạt nhân.
Còn tại Hàn Quốc, Tổng thống Moon Jae-in đã nỗ lực hết sức vào mục tiêu cải thiện quan hệ liên Triều và cũng coi quan hệ Mỹ-Triều Tiên là một thành tố quan trọng. Việc ông Moon Jae-in gặp ông Kim Jong-un lần thứ hai mới đây đã phản ánh thay đổi chính trị ở cả Bình Nhưỡng và Seoul.
Với Tổng thống Trump, ông tiếp tục có những quyết định bất ngờ và khó đoán trước, vượt ra mọi khuôn khổ chính trị truyền thống. Ít có tổng thống Mỹ nào đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên ngay lập tức như ông Trump.
Theo ông Baker, cá tính của ba cá nhân trên có thể thúc đẩy một thỏa thuận chính trị. Xét trên diện rộng, một khung thỏa thuận chắc chắn không giải quyết được tất cả các mẫu thuẫn trên Bán đảo Triều Tiên, nhưng sẽ chứng tỏ được ý chí chính trị của các bên.