Cá nhân nên sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử để phòng tránh dịch Covid-19 | |
Đề xuất thêm chính sách tài khóa để hỗ trợ sản xuất,úcđẩynhucầutrongnướcbằngchínhsáchtàikhóathíchứnghơbongdaso keonhacai kinh doanh | |
Nợ công an toàn, tăng dư địa cho chính sách tài khóa |
Theo WB, đợt dịch lần thứ 4 sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng. Ảnh: Internet |
Theo báo cáo của WB, Việt Nam đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư, bắt đầu từ cuối tháng 4/2021 khiến Chính phủ phải nhanh chóng ứng phó bằng việc đóng cửa trường học và áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại mới.
Tuy nhiên, trong tháng 4, các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn hồi phục tốt. Xuất khẩu hàng hóa giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao nhờ vào sự phục hồi kinh tế đang diễn ra tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chậm lại sau hai tháng tăng.
WB nhận xét, các nhà xuất khẩu nước ngoài tiếp tục chứng tỏ năng động và có khả năng chống chịu tốt hơn doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao chủ yếu là do bùng nổ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và ASEAN, phản ánh sự phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu và hàng hóa trung gian nước ngoài trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Ngân sách thặng dư trong 4 tháng đầu năm 2021 do thu ngân sách tăng 7,3% (so với cùng kỳ năm trước) trong khi giải ngân vốn đầu tư công chậm lại góp phần làm giảm tổng chi ngân sách.
Tín dụng tăng nhanh khi các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu cao hơn trong những ngày nghỉ lễ.
Từ những kết quả nêu trên, WB cho rằng, đợt dịch bùng phát lần thứ 4 này sẽ khiến các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.
Nếu đợt dịch này tác động mạnh, theo WB, Chính phủ có thể cần xem xét thúc đẩy nhu cầu trong nước bằng cách áp dụng chính sách tài khóa thích ứng hơn, trong đó có các biện pháp tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng.