Empire777

Nguồn: HĐND TP. Hà Nội Infographics: T.LĐây là thông tin được Tổng cục Thống kê cho biết tại Hội ngh bxhbd uc

【bxhbd uc】5 năm triển khai Đề án 715: Xoá bỏ chênh lệch số liệu thống kê

info t7

Nguồn: HĐND TP. Hà Nội Infographics: T.L

Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê cho biết tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 715,ămtriểnkhaiĐềánXoábỏchênhlệchsốliệuthốngkêbxhbd uc diễn ra ngày 11/12.

Thống nhất số liệu GDP và GRDP

Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), trước đây, trong một thời gian dài, chênh lệch giữa chỉ tiêu GRDP tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố và chỉ tiêu GDP của cả nước diễn ra phổ biến và khoảng cách không ngừng nới rộng qua từng năm, thậm chí có năm lên tới 2 con số. Chẳng hạn, năm 2012, tốc độ tăng tổng GRDP của các địa phương là 9,13%, gấp 1,74 lần so với tốc độ tăng GDP (5,25%) do Tổng cục Thống kê biên soạn. Mặc dù, năm 2012 kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, nhưng không có địa phương nào công bố tăng trưởng GRDP thấp hơn tốc độ tăng 5,25% của cả nước, thậm chí vẫn có 21 địa phương tăng GRDP trên 10%.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do bệnh thành tích của các địa phương và sự hạn chế về số lượng và năng lực nhân sự của các cục thống kê. “Một số địa phương có biểu hiện của “bệnh thành tích” khi biên soạn và báo cáo số liệu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và GRDP trên địa bàn cao hơn thực tế” - ông Phạm Đình Thuý - Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (TCTK) cho biết.

Trước thực tế đó, đề án “Đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 (Đề án 715) đã ra đời, với kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực, xóa bỏ chênh lệch và tiến tới thống nhất số liệu GDP của trung ương và GRDP địa phương.

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng TCTK cho biết, đến nay, TCTK đánh giá số liệu GDP và GRDP đã tương thích cả về quy mô và tốc độ. Số liệu GRDP đã được hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhất quán sử dụng trong quản lý, điều hành và hoạch định chính sách.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện tỉnh Cần Thơ cho biết, số liệu GRDP do TCTK công bố cơ bản nhận được sự đồng thuận cao của lãnh đạo địa phương và các đối tượng dùng tin khác, mặc dù chỉ tiêu này rất nhạy cảm do có sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và trong nhiều năm liền đang ở mức rất cao, rất xa so với thực tế kinh tế. Đại diện tỉnh Thừa Thiên - Huế chia sẻ, mặc dù giai đoạn đầu có rất nhiều khó khăn trong việc thay đổi cách sử dụng số liệu thống kê, với sức ép lớn từ các chỉ tiêu kế hoạch, từ lãnh đạo địa phương…, tuy nhiên đến nay tỉnh đã thống nhất sử dụng số liệu do TCTK công bố.

Nhiều hoạt động kinh tế chưa được thống kê

Bên cạnh những kết quả tích cực, nhiều địa phương cũng nêu một số hạn chế, bất cập trong triển khai đề án. Đó là, một số hoạt động kinh tế chưa được thu thập đầy đủ; hoạt động kinh tế hợp pháp, nhưng bị giấu diếm một cách có chủ ý nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế… chưa thống kê được. Thời gian công bố số liệu GRDP ước cả năm chưa phù hợp với các hoạt động của địa phương như: dùng làm tài liệu để tiếp xúc cử tri, tài liệu trong các kỳ họp thẩm tra của các ban HĐND, tài liệu dự thảo tình hình thực hiện nghị quyết về kinh tế - xã hội của UBND...

Để triển khai Đề án 715 hiệu quả hơn, đại diện tỉnh Cần Thơ đề nghị TCTK công bố công khai GRDP của 63 tỉnh, thành phố trên phần mềm các cục có thêm thông tin và cung cấp cho lãnh đạo địa phương vì hiện nay đa số lãnh đạo địa phương cần thông tin này để so sánh hoặc biết địa phương mình đang ở đâu so với vùng và địa phương có tính đồng nhất. Đồng thời, cung cấp một số thông tin tình hình các đơn vị hạch toán toàn ngành, tập đoàn, tổng công ty đóng trên địa bàn để cục thống kê có cơ sở giải trình với lãnh đạo địa phương đầy đủ và thuyết phục hơn; sớm triển khai đề án thu thập thông tin thống kê các hoạt động kinh tế chưa được quan sát và đưa vào tính GRDP để đảm bảo phản ánh đúng, sát quy mô kinh tế của cả nước và từng địa phương….

Phát biểu ghi nhận các ý kiến đóng góp của các địa phương, bà Nguyễn Thị Hương cũng đề nghị các cơ quan thống kê tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng giải trình, các địa phương hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu vào và chấp nhận, đồng thuận với các số liệu thống kê. “Qua số liệu thống kê, các địa phương nắm được thông tin chính xác nhất, biết điểm yếu của mình đến đâu để có định hướng chính xác trong chỉ đạo điều hành, để không mất niềm tin của nhân dân, không ảnh hưởng đến sự phấn đấu của địa phương” - bà Hương nói.

Phối hợp để đánh giá chính xác tình hình tài chính ngân sách

Trình bày tham luận về triển khai Đề án 715, đại diện Bộ Tài chính cũng nêu một số đề xuất, kiến nghị. Theo đó, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động cung cấp số liệu GDP, GRDP cho Bộ Tài chính theo định kỳ để Bộ Tài chính khai thác và cung cấp cho các cơ quan tài chính địa phương để phục vụ công tác điều hành, lập kế hoạch, đánh giá tài chính ngân sách nhà nước và địa phương. Những thông tin này đã được quy định, tại Quy chế phối hợp giữa Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Bên cạnh thông tin về GDP, GRDP, trong giai đoạn tới, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ động gửi đầy đủ, kịp thời dữ liệu kinh tế xã hội hàng tháng cũng như những dữ liệu khác theo quy chế phối hợp để phục vụ công tác đánh giá tài chính - ngân sách định kỳ hàng tháng, quý, năm của ngành Tài chính đồng thời đảm bảo tính nhất quán về dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.

Đồng thời để tăng cường tính công khai, minh bạch và phổ biến tới các cơ quan, tổ chức, nhà nghiên cứu, đề nghị công bố và phổ biến GRDP định kỳ và đăng tải trên website của Tổng cục Thống kê để thuận tiện khai thác, sử dụng.

Dương An

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap