【bóng đá truc tiếp】Lý do Uber che giấu vụ đánh cắp thông tin khách hàng?
Ngày 22/11, các nhà chức trách tại Anh, Mỹ - hai thị trường hoạt động chính của Uber - cùng với Australia và Philippines thông báo sẽ mở cuộc điều tra liên quan đến vụ bê bối đánh cắp thông tin gây chấn động này bất chấp việc Uber cam kết tăng cường an ninh bảo mật dữ liệu. Tại Mỹ, tổng chưởng lý tại ít nhất 4 bang gồm Connecticut, Illinois, Massachusetts và New York cho biết các cuộc điều tra làm rõ vụ việc đang được tiến hành. Một số nhà lập pháp Mỹ còn kêu gọi Quốc hội nước này tiến hành phiên điều trần đồng thời đề nghị Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) - cơ quan chuyên trách điều tra các doanh nghiệp bị cáo buộc "thờ ơ" với việc bảo mật dữ liệu - tham gia làm rõ vụ bê bối này. Trong khi đó, Văn phòng Hội đồng thông tin Anh - cơ quan độc lập giám sát việc đảm bảo quyền tự do thông tin - cho hay sẽ hợp tác với các cơ quan liên quan và giám sát điều tra vụ việc. Luật pháp Anh quy định hành vi che giấu và không thông báo với khách hàng và giới chức trách khi xảy ra vụ đánh cắp thông tin sẽ bị phạt tới 662.000 USD.
Nhằm trấn an người sử dụng, cùng ngày, Uber cho hay hãng này đã liên hệ với FTC và văn phòng tổng chưởng lý các bang nhằm tiến hành hợp tác làm rõ vụ việc. Tân Giám đốc điều hành Uber, ông Dara Khosrowshahi tỏ hối tiếc vì đã để xảy ra việc che giấu vụ tin tắc đánh cắp thông tin mặc dù mới đây ông mới biết thông tin này. Hiện, 2 thành viên cấp cao của đội an ninh của Uber đã bị sa thải.
Vụ việc xảy ra hồi cuối năm 2016. Theo đó, tin tặc đã phá vỡ "tường lửa", đột nhập hệ thống máy chủ của Uber và đánh cắp những dữ liệu bao gồm tên, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại của 57 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ Uber trên toàn thế giới cùng với tên và thông tin bằng lái xe của khoảng 600.000 tài xế Uber. Theo một nguồn tin nội bộ, Uber đã phải trả cho tin tặc 100.000 USD để xóa bỏ các dữ liệu đánh cắp nói trên, song hãng cũng không đưa ra cảnh báo với những khách hàng của Uber sau vụ việc.
Vụ bê bối che giấu việc tin tặc đánh cắp thông tin đã ảnh hưởng ít nhiều đến nỗ lực mở rộng thị trường kinh doanh của Uber trong bối cảnh taxi truyền thống và các hãng cung cấp dịch vụ đi xe đang cạnh tranh khốc liệt. Trước đó, hồi năm 2016, Uber buộc phải trả 20.000 USD trong vụ dàn xếp pháp lý liên quan đến cáo buộc theo dõi vị trí khách hàng theo thời gian thực thông qua công cụ "God View" của hãng.
Uber, được thành lập vào năm 2009 tại bang California (Mỹ), là hãng chuyên cung cấp dịch vụ xe đi chung cho khách hàng sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh trực tiếp kết nối với lái xe và được trả một mức giá rẻ hơn so với các hãng taxi truyền thống. Kể từ khi đi vào hoạt động, Uber đã mở rộng dịch vụ của mình tới hơn 450 thành phố tại 76 quốc gia trên toàn thế giới, mang tới nhiều lựa chọn mới cho cả người dùng và người lái. Tuy nhiên, hãng cũng đối mặt với nhiều phản đối từ các doanh nghiệp taxi vì cho rằng hình thức này không tuân thủ các quy tắc của taxi truyền thống.