Mua bán hóa chất độc hại tùy tiện
Gần đây dư luận "ồn ào" về vấn đề hóa chất cấm sử dụng lại xuất hiện trong nhiều đồ ăn,ìsaovẫnthảnổimuabánacidđộihạlich bong da giao huu thức uống và các sản phẩm trung gian. Những hóa chất như vậy, ngay lập tức chưa gây tử vong nhưng về lâu dài, ảnh hưởng của nó tới sức khỏe người tiêu dùng có thể làm "lụi bại" giống nòi của dân tộc. Việc mua bán các loại hóa chất, chất tạo mầu, tạo ngọt, tạo mùi... đó diễn ra vô tư. Người cần mua số lượng bao nhiêu cũng có.
Theo các chuyên gia Viện Hóa học Việt Nam, acid sunfuric là hoạt chất hóa học có khả năng tàn phá cơ thể con người trực tiếp nếu tiếp xúc phải. Vết tích của acid sunfuric để lại trên cơ thể sẽ tồn tại suốt đời với người không may dính phải.
TS Nguyễn Đình Phú, Phó Giám đốc BV Nhân dân 115 (TP.HCM), cho biết: Khi bỏng acid sunfuric sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề liên quan đến tâm lý, thẩm mỹ, chức năng hoạt động của cơ thể... Trường hợp nặng dễ dẫn đến tử vong.
Gần đây, theo điều tra củabáo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh, tại một điểm bán hóa chất trên đường Vạn Tượng (quận 5), khi tôi hỏi mua acid, người bán sốt sắng chỉ vào thùng nhựa nói: Giá mỗi lít 17.000 đồng. Sau khi chiết 1 lít acid vào bình nhựa, người này nói nhỏ: "Nếu anh mua sỉ từ 10 lít trở lên tôi sẽ để giá 15.000 đồng/lít".
Khi hỏi xin phiếu kiểm soát theo quy định, người bán trố mắt ngạc nhiên: "Phiếu kiểm soát gì? Tôi có nghe nói tới phiếu kiểm soát gì đâu!". Chúng tôi giải thích về phiếu kiểm soát phải ghi tên, địa chỉ, mục đích sử dụng… thì người này lầm bầm: "Anh mua về sử dụng gì thì tùy anh, tôi đâu cần biết!".
Điểm bán hóa chất trên đường Kim Biên (quận 5) bày bán rất nhiều loại, được đựng trong những thùng nhựa lớn. Người bán giới thiệu hai loại acid dùng xạc bình ắcquy với giá mỗi lít từ 16.000 đến 20.000 đồng. "Mua ít giá khác, mua nhiều giá khác. Nếu lấy nhiều thì điện thoại trước vài tiếng để tôi chuẩn bị hàng. Cần thì tôi chở tận nhà, thêm ít tiền xăng" - người bán nói.
Khi hỏi mua 1 lít, người bán nhanh tay rót thứ nước lỏng từ can nhựa lớn qua bình nhựa nhỏ. "Cẩn thận nghe, thứ này dính vô da thì cháy khét" - ngưới bán nhắc nhở. Khi chúng tôi đề nghị cho cái phiếu kiểm soát, người này khó chịu: "Mua một, hai lít cần gì phiếu đó. Ai hỏi anh cứ nói mua dùng sạc bình ắcquy".
Chính việc mua bán tự do dẫn đến những người có ý đồ không tốt, sử dụng các hóa chất nguy hiểm để gây hại cho người khác. Cụ thể, mới đây, Nguyễn Văn Dũng (30 tuổi, quê Bến Tre) đã dùng acid sunfuric tạt vào tám nạn nhân ở TP.HCM vì cuồng yêu khiến dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng. Kẻ thủ ác rồi cũng sẽ bị đền tội nhưng hậu quả từ việc làm của hắn đối với những người bị hại không chỉ gây thương tích trong hiện tại mà những vết thương do acid sunfuric gây ra có thể để lại di chứng suốt đời.
Trước đó vào tối 3/8/2013, do mâu thuẫn vì bị cho nghỉ việc, Đặng Đình Hải tạt acid vào gia đình chị Nguyễn Thị Thanh Hương ở Hà Nội làm năm người trong gia đình chị bị thương tật từ 5% đến 44%.
Vào tháng 12/2011, TAND tỉnh Đồng Nai phạt Trần Dũng 14 năm tù và Nguyễn Văn Hương 13 năm tù về tội cố ý gây thương tích vì đã tạt acid thuê, làm chị NTKT bị thương tật 95%.
Mới đây, TAND TP Hà Nội phạt Lê Đức Chung, Trương Văn Duy mỗi người 19 năm tù; Phạm Ngọc Thành gần 17 năm tù vì tạt acid vào ba phụ nữ làm họ bị thương tật từ 56% đến 90%...
Cơ chế pháp luật ở đâu?
Trên thực tế, Nhà nước đã có quy định, buôn bán hóa chất như acid sunfuric - một loại hóa chất gây hại, nguy hiểm nếu không dùng đúng cách, là phải khai báo nhưng trên thị trường, thực tế người bán và người mua gần như chẳng mấy quan tâm đến việc đó.
Theo quy định tại Nghị định 108/2008; Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, acid sunfuric nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên bán và bên mua. Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất phải thể hiện tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân người mua và người bán; mục đích sử dụng… và hai bên phải lưu giữ phiếu này ít nhất năm năm.
Theo Nghị định 108/2008, danh mục hóa chất được chia làm năm dạng gồm: hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện; hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; hóa chất cấm; hóa chất nguy hiểm; hóa chất phải khai báo. Acid nitric; acid sulfonitric, acid sunfuric… nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo, không bị hạn chế kinh doanh.
Theo Luật sư Nguyễn Trần Thúy Hà - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, nếu xem acid là hóa chất nguy hiểm thì dao, rìu, rựa, hay một số loại vật dụng khác cũng nguy hiểm tương tự.
"Việc acid có nguy hiểm hay không là do người sử dụng nó cũng như các vật dụng dao, kéo, búa, … nên không cần phải quản lý chặt" - luật sư Hà nêu.
Đồng quan điểm trên, luật sư Huỳnh Kim Nga - Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng sử dụng acid để tấn công người khác thì hậu quả chưa đến mức gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư nên không cần đưa vào danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh; hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện hoặc hóa chất bị cấm.
Theoluật sư Lê Dũng - Đoàn Luật sư TP.HCM, acid là một loại hóa chất nguy hiểm nên sản xuất, bảo quản, vận chuyển,… đều được thực hiện một cách cẩn thận, theo quy trình chặt chẽ. Acid khác với dao, rựa, rìu… vì các vật dụng này phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân. Trong khi đó, acid là hóa chất nguy hiểm, không phải là nhu cầu thường ngày của đại đa số. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần đưa acid vào danh mục hóa chất cần được quản lý chặt trong việc sản xuất, kinh doanh. Mua bán phải có những điều kiện cụ thể.
Các nước kiểm soát mua bán acid ra sao
Việc tấn công bằng acid xảy ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Đứng đầu về tình trạng này là Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Campuchia, Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Anh, Kenya, Nam Phi, Uganda, Ethiopia… Nguyên nhân chủ yếu do mâu thuẫn tình ái.
Tại Ấn Độ, từ đầu tháng 11, các cửa hàng mua bán acid phải có giấy phép, thường xuyên báo cáo số lượng với chính quyền. Nếu giấu giếm, khai man số lượng sẽ bị phạt 50.000 rupee (hơn 20 triệu đồng VN). Các cửa hàng chỉ được bán cho người có đăng ký thông tin với cửa hàng như hình ảnh, địa chỉ, số điện thoại, mục đích sử dụng… Ai vi phạm có thể bị khởi tố theo Luật Thuốc độc của Ấn Độ năm 1919.
Các cơ sở y tế và giáo dục phải xin phép cơ quan tư pháp địa phương nếu muốn mua acid. Chính phủ phải bồi thường 300.000 rupee (102 triệu đồng VN) cho mỗi nạn nhân bị tạt acid.
Năm 2002, Bangladesh thông qua luật Luật Kiểm soát acid. Theo đó, sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, tàng trữ, bán, sử dụng acid không giấy phép sẽ bị phạt từ ba đến 10 năm tù. Ai sở hữu thiết bị và nguyên liệu hóa học để sản xuất acid không giấy phép cũng bị phạt mức tù tương đương.
Tháng 1-2011, Bangladesh chỉ cho phép cửa hàng nào có đăng ký với Bộ Thương mại mới được mua và bán acid. Bên bán phải thu thập thông tin của bên mua bất kể là cá nhân hay tổ chức.
Năm 2011, Pakistan yêu cầu các cơ sở kinh doanh acid chỉ được nhập khẩu khi có giấy phép của chính phủ. Chính quyền tỉnh Khyber Pakhtunkhwa cũng yêu cầu chính phủ sửa đổi luật, chỉ một số cửa hàng đáp ứng được các điều kiện đặc biệt mới được cấp phép mua bán acid.
Ở Bangladesh, thủ phạm tạt acid sẽ bị tử hình hoặc tù chung thân nếu nạn nhân mất khả năng nghe, nhìn, biến dạng mặt, ngực, bộ phận sinh dục. Nếu nạn nhân bị tàn phế các bộ phận khác, hình phạt sẽ từ bảy đến 14 năm tù. Hành vi tạt acid không gây hậu quả nào cũng sẽ bị 3-7 năm tù…
Để xử lý acid sunfuric dính trên da nên nhanh chóng rửa vết bỏng dưới vòi nước sạch càng lâu càng tốt để tránh các cơ quan vùng bỏng bị hoại tử. Cởi bỏ ngay quần áo còn dính hóa chất. Khi tiếp xúc với người bị bỏng vì acid sunfuric nên mang găng tay. Trường hợp acid sunfuric văng vô mắt tuyệt đối không được dụi, dùng nước sạch rửa mắt nhiều lần trong vòng 20 phút và đưa đến bệnh viện ngay. |
Nguyễn Nam(t/h)