Trong cuộc gặp mới đây giữa các nhà lãnh đạo Ấn Độ và ASEAN,ốiquanhệẤnĐộkết quả zenit Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã nhấn mạnh đến sự "kết nối" giữa Ấn Độ và ASEAN - vấn đề đã được nêu ra trong chính sách khu vực của ông Modi liên quan đến một loạt dự án hạ tầng cơ sở nhằm đẩy nhanh tốc độ Ấn Độ hội nhập với châu Á.
Động thái này cũng cho thấy một khuynh hướng kinh tế mạnh mẽ đang nổi lên trong quan hệ Ấn Độ-ASEAN. Về phần mình, ASEAN cho biết khối này và Ấn Độ có thể sẽ ký một hiệp định thương mại tự do (vốn bị trì hoãn lâu nay) về dịch vụ và đầu tư vào cuối tháng này, đồng thời đề nghị tăng cường hợp tác trong một số lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, khoa học và công nghệ.
Quan hệ hợp tác giữa Ấn Độ và các quốc gia chủ chốt ở Đông Nam Á đang tiến triển tốt đẹp. Quan hệ của Ấn Độ với Singapore, được đánh giá là chặt chẽ nhất trong khu vực, dự kiến sẽ tiếp tục được tăng cường khi cả hai nước ngày 19-8 vừa qua đã nhất trí đẩy mạnh hợp tác về quốc phòng.
Mối quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam cũng đang trên đà phát triển, với việc Việt Nam đồng ý gia hạn hợp đồng khai thác dầu khí với Ấn Độ tại lô dầu khí số 128 ở Biển Đông thêm một năm nữa, trước khi bà Swaraj thực hiện chuyến thăm Việt Nam vào tuần tới. Còn Myanmar, quốc gia duy nhất trong khối ASEAN có chung đường biên giới trên đất liền với Ấn Độ, đang là một đối tác quan trọng của Chính phủ Modi bởi nước này sẽ là "cửa ngõ" để New Delhi bước vào Đông Nam Á. Ông Modi đang có kế hoạch đến thăm Việt Nam và Myanmar vào cuối năm 2014.
Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc lâu nay trong quan hệ ASEAN-Ấn Độ không phải là do thiếu ý tưởng mà là thiếu động lực để theo đuổi các ý tưởng đó. Hãy lấy quan hệ của Ấn Độ với Myanmar làm ví dụ. Đầu tháng này, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Myanmar - ông V. S. Seshadri - đã nói rằng hai dự án quan trọng về hạ tầng giao thông tại Myanmar cần phải được hoàn thành đúng thời hạn vào năm 2016 theo các cam kết trong quan hệ song phương.
Tuy nhiên, kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy tiến độ này nhiều khả năng không được đảm bảo. Mặc dù Ấn Độ thực hiện chính sách hướng Đông, song kim ngạch thương mại chính thức giữa Ấn Độ và Myanmar vẫn chỉ đạt 35 triệu USD.
Ở cấp độ tiểu vùng, đã có nhiều chuyên gia khuyến nghị Ấn Độ khôi phục các thể chế, trong đó có Sáng kiến Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành trong khu vực Vịnh Bengal (BIMSTEC) và Tổ chức Hợp tác Mekong-sông Hằng (MGC), song cho đến nay vẫn chưa có bước tiến nào đạt được. Chính phủ của ông Modi, với mục tiêu chú trọng phát triển quan hệ với các nước láng giềng, có thể cuối cùng cũng sẽ thực hiện các bước đi theo hướng này.
"Hướng Đông" từng là một mô hình trong quá trình thiết kế lối tiếp cận khung của Ấn Độ với ASEAN ngay từ thời của Thủ tướng Narasimha Rao ở thập niên 1990. Tuy nhiên, do quan hệ ASEAN-Ấn Độ xưa nay thiên về hướng "nói nhiều, làm ít", nên các nhà chuyên môn khuyến nghị rằng chiến lược của New Delhi trong những năm tới phải là "Đông tiến" một cách bài bản hơn.
Trong bối cảnh đang chuẩn bị xây dựng kế hoạch hành động 5 năm tiếp theo cho mối quan hệ với ASEAN, bắt đầu từ năm 2016, các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ cần phải nhớ rằng họ sẽ được đánh giá về khả năng đề xuất các sáng kiến trên thực tế hơn là chỉ nói một cách chung chung trên giấy tờ.