【keo liverpool】Bầu cử Hy Lạp: Kinh tế thế giới tạm thở phào
Có lẽ chưa bao giờ một cuộc bầu cử quốc hội tại một quốc gia nhỏ bé với quy mô kinh tế chỉ chiếm 0,ầucửHyLạpKinhtếthếgiớitạmthởphàkeo liverpool4% kinh tế toàn cầu lại khiến cả thế giới hồi hộp như thế. Trước đó, việc liên minh cực tả SYRIZA giành được sự ủng hộ của dân chúng bằng các cam kết sẽ hủy bỏ các thỏa thuận định chế tài chính quốc tế, đã khiến thế giới lo ngại nguy cơ SYRIZA thắng cử sẽ rút Hy Lạp ra khỏi khỏi liên minh tiền tệ.
Các nhà hoạch định tài chính hàng đầu đã tính đến kịch bản này và chuẩn bị các phương án đối phó. Tuy nhiên, cho dù có sự dự phòng, việc Hy Lạp ra đi chắc chắn sẽ giáng một đòn chí tử vào châu Âu. Giá trị nền kinh tế của toàn khu vực đồng euro có thể sẽ giảm 2%, eurozone sẽ ngay lập tức mất 350-400 tỷ euro, liên minh tiền tệ này đứng trước hai lựa chọn, hoặc sụp đổ hoặc thu hẹp thành khối nhỏ hơn.
Tuy nhiên, nếu xét về hậu quả, có vẻ người dân Hy Lạp cũng không dám đánh cược số phận bằng việc tự cô lập mình khỏi eurozone. Athens chắn chắn sẽ đối mặt với vô vàn khó khăn, bị đào thải khỏi thị trường vốn quốc tế, các khoản cứu trợ bị phong tỏa, mức thu nhập của người dân sẽ giảm xuống hơn một nửa, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng lên tới 34%, lạm phát lên ngưỡng 30%... trong khi ngân sách lại trống rỗng.
Chính vì vậy, kết quả bầu cử là câu trả lời rõ ràng của người dân Hy Lạp rằng họ vẫn muốn là một phần của eurozone mặc dù các biện pháp kỷ luật tài chính của tổ chức này đang làm họ nghẹt thở. Theo kết quả mới nhất, liên minh bảo thủ đã giành chiến thắng, trong đó đảng Dân chủ được 129 ghế và Pasok được 33 ghế trên tổng số 300 ghế tại Quốc hội, đủ số quá bán cần thiết để thành lập chính phủ liên minh mới. Sau khi kết quả này được công bố, lãnh đạo đảng Dân chủ Mới, ông Atonis Samaras đã khẳng định sẽ tôn trọng các cam kết của Hy Lạp với các biện pháp thắt chặt chi tiêu đi kèm các gói cứu trợ quốc tế giành cho quốc gia này.
Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, điều người dân Hy Lạp mong muốn là chính phủ mới của nước này sẽ thương lượng được với các định chế tài chính chấp nhận tiếp tục giúp Hy Lạp song không đòi hỏi phải thực thi các biện pháp kỷ luật tài chính. Đáp ứng nguyện vọng này, thủ lĩnh đảng Dân chủ mới Atonis Samaras đã đề nghị đàm phán lại điều kiện đi kèm các gói cứu trợ quốc tế Hy Lạp.
Lời kêu gọi này có khả năng sẽ được đáp ứng khi các lãnh đạo của châu Âu đã phát đi tín hiệu sẽ linh hoạt hơn với Athens về những điều khoản trong thỏa thuận vay 130 tỷ euro (165 tỷ USD). Bộ trưởng Tài chính Pháp Pierre Moscovici cho biết các bộ trưởng tài chính eurozone sẽ nhanh chóng đưa ra tuyên bố về cách tiếp cận đối với tình hình hiện nay ở Hy Lạp. Theo ông, khu vực eurozone vẫn yêu cầu Hy Lạp can dự để tiếp tục duy trì đồng tiền chung, nhưng cũng "quan tâm tới những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể" của nước này.
Các nền kinh tế hàng đầu thế giới kêu gọi Hy Lạp nhanh chóng thành lập chính phủ để sớm thảo luận về các biện pháp cải cách mà nước này cần thực hiện trong thời gian tới để thoát khỏi khủng hoảng. Chủ tịch Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Largarde nhấn mạnh đến sự cấp thiết của việc sớm khởi động các phiên tham vấn về vấn đề này.
Kịch bản xấu nhất đã không xảy ra. Châu Âu và thế giới tạm tránh được một đợt sóng thần tài chính cực lớn. Bằng lá phiếu của mình, cử tri Hy Lạp đã quyết định không chỉ nền kinh tế đất nước, mà còn cả diện mạo của liên minh tiền tệ euro và thậm chí cả tương lai kinh tế toàn cầu.
Cẩm Tuyến