Bất động sản công nghiệp xanh hút dòng vốn đầu tư FDI Hải Phòng: Thu hút 25 tỷ USD vốn FDI vào các KCN,ỳvọngthuhútFDItừMỹvàocôngnghệcaoxanhhótỷ lệ đá banh KKT |
Nhà máy lắp ráp và thử nghiệm vi mạch điện tử của Công ty TNHH Intel Products Việt Nam. Ảnh: S.T |
Điểm đến nhiều tiềm năng
Theo thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 8 tháng năm 2023, Mỹ có 72 dự án đầu tư mới vào Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư là 489 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/8/2023 là 1.286 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 11,7 tỷ USD. Hiện Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 11 trong tổng số 143 nhà đầu tư nước ngoài đang rót vốn vào Việt Nam. Điều này cho thấy, tiềm năng thu hút vốn đầu tư từ Mỹ vào Việt Nam là cực kỳ lớn.
Ông Vũ Duy Tuấn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội:
Hà Nội ưu tiên tiếp nhận các dự án ứng dụng công nghệ cao Trong những năm qua, TP Hà Nội đã có chính sách đặc thù trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng như cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Cụ thể, Hà Nội định hướng và nhất quán quan điểm thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó ưu tiên tiếp nhận các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu... Theo cơ chế hiện hành của TP Hà Nội, lĩnh vực công nghiệp sẽ thực hiện các cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu, áp thuế 5% trong 9 năm tiếp theo và lên mức 10% trong 15 năm sau đó. Hà Nội cũng miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định với các nguyên liệu, vật tư cũng như các linh kiện để thực hiện dự án đầu tư theo danh mục. Ngoài ra, Hà Nội còn có chính sách miễn giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đồng thời sẵn sàng hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi. Cùng với đó, thành phố hỗ trợ doanh nghiệp về kết nối, xúc tiến thương mại, dịch vụ logistics cũng như đăng ký thương hiệu sản phẩm cũng như hỗ trợ tham gia hội trợ triển lãm. Trong thời gian tới, ngoài việc ban hành các chính sách toàn diện và hạ tầng đồng bộ, Hà Nội sẽ đưa ra nhiều chính sách ưu đãi đầu tư trong khu công nghiệp, như: ưu đãi về thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi về thuế nhập khẩu, ưu đãi về đất đai, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về phát triển thị trường… Ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN:
Thu hút đầu tư vào công nghệ cao gặp nhiều thách thức Việc thu hút nhà đầu tư Mỹ trong lĩnh vực công nghệ là thách thức không nhỏ. Đây là lĩnh vực mà nhà đầu tư yêu cầu rất cao với các điều kiện mang tính đặc thù, đòi hỏi phải có chủ trương từ cấp cao nhất chứ không phải ở cấp địa phương hay bộ ngành. Thêm nữa, những thách thức lớn đặt ra cho Việt Nam còn là việc thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là kỹ sư vi mạch. Hiện Việt Nam chỉ có vài nghìn kỹ sư vi mạch, trong khi để doanh nghiệp đầu tư, cần nguồn nhân lực lớn hơn rất nhiều. Việt Nam cũng chưa có chương trình đào tạo quốc gia, chương trình đào tạo bài bản về kỹ sư vi mạch. Cùng với đó là hạ tầng. Để đầu tư sản xuất chip, nhà máy phải tiếp cận được sân bay, đường sá phải thông suốt, nguồn điện phải ổn định đặc biệt là cần nguồn điện từ năng lượng tái tạo. T.D-X.T(lược ghi) |
Theo ông Đỗ Văn Sử, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, đang có sự dịch chuyển vốn của nhà đầu tư Bắc Mỹ đến Việt Nam. Đến nay, Tập đoàn Apple của Mỹ đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. “Bộ ba” đối tác quen thuộc của Apple tại Việt Nam là Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt tăng vốn, mở rộng nhà máy ở nước ta thời gian gần đây.
Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ cùng nhiều doanh nghiệp đã đến Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư như là một địa điểm dịch chuyển sản xuất chip. Thông tin trên website của Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, các thỏa thuận đáng chú ý có thể kể đến như Amkor Technology sẽ đưa vào hoạt động nhà máy bán dẫn tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD trong tháng 10. Đây là nhà máy lớn nhất, hiện đại nhất của Amkor trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, Amkor Technology sẽ đầu tư 1,6 tỷ USD từ nay đến năm 2035 để xây dựng thêm một nhà máy khác tại tỉnh Bắc Ninh.
Amkor technology Inc. là nhà cung cấp dịch vụ thử nghiệm và đóng gói sản phẩm bán dẫn được thành lập vào năm 1968. Tính đến năm 2022, công ty có khoảng 31.000 nhân viên trên toàn thế giới và đạt doanh thu 7,1 tỷ USD.
Tập đoàn công nghệ Marvell và Synopsis cũng cho biết sẽ đầu tư vào các trung tâm ươm tạo và thiết kế chip bán dẫn tại TPHCM.
Ngoài ra, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng hồi tháng 7 vừa qua, các tập đoàn lớn của Mỹ như AES, TIAA, CitiGroup, Mitsubishi châu Mỹ, Davidson Kempner Capital Management, S&P Global… đều rất quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Trước đó vào tháng 3, phái đoàn 50 tập đoàn lớn của Mỹ cũng đã tới Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có những tên tuổi đáng chú ý như Apple, Microsoft, Boing, Meta, Google...
Theo các chuyên gia, có thể khẳng định đây là thời điểm thay đổi cục diện đầu tư của Mỹ vào Việt Nam. Với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, trong năm 2024 Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn. Việt Nam có lợi thế về đất hiếm trong hợp tác với Mỹ, nên đây là thời cơ có lợi cho cả hai bên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành những nhà cung ứng lớn cho các tập đoàn công nghệ Mỹ như Foxconn, Luxshare trong thời gian tới khi hai nước có thêm bước phát triển mới trong quan hệ song phương.
Cải thiện môi trường đón “đại bàng”
Để thu hút vốn FDI một cách có mục tiêu gắn với phát triển nội lực, ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) TPHCM cho biết, KCNC TPHCM lấy vấn đề chất lượng nhân lực là một trong những lợi thế thu hút đầu tư bởi các dự án công nghệ cao luôn đòi hỏi phải có nhân lực trình độ cao. KCNC TPHCM đã ra mắt Trung tâm điện tử vi mạch bán dẫn TPHCM với mục tiêu đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp vi mạch kỳ vọng sẽ thu hút được các nhà đầu tư mục tiêu, tạo giá trị lan tỏa.
Bên cạnh đó, KCNC xác định rõ phân khúc thu hút đầu tư, đi sâu vào các công đoạn thiết kế, đóng gói... xoay quanh những nhà đầu tư “mỏ neo” hiện hữu như Intel. Theo ông Nguyễn Anh Thi, chúng ta cần củng cố chuỗi cung ứng của Intel thông qua việc hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trong nước, thu hút các nhà đầu tư mới từ Mỹ và các quốc gia khác nằm trong chuỗi cung ứng của Intel.
Tuy nhiên, ông Thi cũng lưu ý về môi trường đầu tư để thu hút và giữ chân các “đại bàng”, trong đó có doanh nghiệp Mỹ phải tập trung cải thiện thủ tục, cần làm nhanh, hỗ trợ doanh nghiệp tối đa và các chính sách cần sự ổn định. Đồng thời cần có các chính sách phi thuế quan để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư thông qua hỗ trợ phát triển hạ tầng, nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển (R&D)...
Ông Don Lam, đồng sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho biết, nhiều nhà đầu tư lớn của Mỹ đặc biệt quan tâm đến Hà Nội trong lĩnh vực phát triển công nghệ cao. Bởi TP Hà Nội có nhiều thuận lợi để phát triển ngành sản xuất chip bán dẫn, xây dựng hệ sinh thái như tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu cùng đông đảo nguồn nhân lực trẻ năng động và sáng tạo, sẵn sàng tiếp cận và phát triển lĩnh vực chip bán dẫn khi được đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các đối tác nước ngoài. Vì vậy, đây là thời cơ lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam và cụ thể là của TP Hà Nội trong việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn. “Với sự quan tâm của các doanh nghiệp, hy vọng, đầu năm 2024 sẽ có ít nhất 5 doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư trực tiếp vào TP Hà Nội để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn”, ông Don Lam chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Don Lam cũng cho rằng, việc phát triển chip bán dẫn không chỉ đơn giản chỉ là xây một nhà máy. Quá trình này đòi hỏi một hệ thống sinh thái đi kèm gồm các thành phần như cơ sở hạ tầng, nguồn điện lưới, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, các cơ sở nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn đủ lớn, trong đó có sự tham gia của các quỹ đầu tư… mới xây dựng và hình thành hệ sinh thái ổn định và bền vững.
Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn FDI công nghệ cao từ Mỹ
Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden (tháng 9/2023), triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam nhận được nhiều xung lực mới mạnh mạnh mẽ, tích cực. Trong đó nổi bật là xu hướng ngày càng tăng các dự án lớn, các dự án từ các nhà đầu tư nắm công nghệ nguồn và có tiềm lực tài chính vững mạnh, mong muốn đầu tư lâu dài và giảm bớt các dự án nhỏ, tiêu tốn nhiều lao động và tạo áp lực suy giảm môi trường... Tạp chí Hải quan đã có trao đổi với chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong xung quanh vấn đề này. Bất chấp bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, nhưng lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm nay. Theo ông, đâu là nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy sự gia tăng này? Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến ngày 20/9/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ. Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tiếp tục tăng hơn so với cùng kỳ. Có thể nói, thu hút FDI trong 9 tháng đầu năm 2023 tiếp tục ghi nhận nhiều tích cực. Kết quả ấn tượng này được hội tụ từ nhiều nguyên nhân, mà trước hết và quan trọng nhất là do Việt Nam liên tục được cộng đồng thế giới ghi nhận về sự ổn định chính trị, tăng trưởng tích cực về kinh tế; nỗ lực thực hiện chính sách ngoại giao đa phương. Bên cạnh đó, chúng ta đã không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng hài hoà lợi ích, tuân thủ nghiêm túc các cam kết hội nhập quốc tế và đáp ứng các thông lệ tốt trên thế giới về khuyến khích và bảo hộ lợi ích các nhà đầu tư. Ngoài ra, Việt Nam luôn nằm ở vị trí địa chính trị và địa kinh tế thuận lợi, với một thị trường tiêu thụ đang nổi và dân số hàng trăm triệu dân, trở thành điểm đến đầu tư an toàn và hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế trong bối cảnh quốc tế đang biến động ngày càng nhanh chóng, phức tạp, khó lường... Với những kết quả ấn tượng trong thu hút FDI 9 tháng đầu năm, đặc biệt là sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ, theo ông xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài sẽ được duy trì trong thời gian tới ra sao? Sự kiện Việt Nam và Mỹ ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện (CPS) sau chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10-11/9 của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho quan hệ ngoại giao song phương giữa hai quốc gia. Có nhiều căn cứ để tin tưởng rằng chúng ta sẽ duy trì và đón đầu được xu hướng thu hút FDI công nghệ cao từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó nổi bật là xu hướng ngày càng tăng các dự án lớn, các dự án từ các nhà đầu tư nắm công nghệ nguồn và có tiềm lực tài chính vững mạnh, mong muốn đầu tư lâu dài và giảm bớt các dự án nhỏ, tiêu tốn nhiều lao động và tạo áp lực suy giảm môi trường... Song song với đó, Việt Nam cũng là quốc gia có nhu cầu cao và có nhiều triển vọng và lợi thế trong cuộc đua hút dòng vốn FDI công nghệ cao từ Mỹ do có những yếu tố nền tảng như: có sự ổn định chính trị, vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi hấp dẫn và có mức tăng trưởng cao; có quy mô dân số tăng nhanh và đội ngũ nhân lực đang được cải thiện về chất lượng. Bên cạnh đó, ngành sản xuất ở Việt Nam liên tục được mở rộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam đang bùng nổ, đứng đầu khu vực Đông Nam Á, với 1.400 doanh nghiệp công nghệ số có doanh thu từ nước ngoài. Cùng với những nền tảng như trên, CPS sẽ tạo ra khuôn khổ cho sự hợp tác và cộng tác hơn nữa giữa Việt Nam và Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những cam kết về đầu tư trong một số lĩnh vực, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đã mang lại những kết quả cụ thể nào? Và trong thời gian tới, cần có chiến lược cụ thể thế nào từ phía Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam để lôi kéo doanh nghiệp Mỹ chú ý nhiều hơn đến Việt Nam, thưa ông? Trong CPS Mỹ đã cam kết hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn ở Việt Nam, từ việc hỗ trợ về khuôn khổ pháp lý, lực lượng lao động cho đến các nhu cầu cơ sở hạ tầng. Cụ thể, trong khuôn khổ chuyến thăm, các doanh nghiệp Việt-Mỹ đã chốt một loạt thương vụ đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Về dài hạn, đây là cơ hội rất tốt để Việt Nam tái cấu trúc chiến lược thu hút FDI, từ mô hình kinh tế truyền thống chuyển sang kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh và bền vững, tạo cơ sở hướng tới những dự án tỉ đô trong tương lai. Song trước mắt, để duy trì lợi thế ưu đãi, Việt Nam cần nghiên cứu và sớm đưa ra giải pháp hỗ trợ ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI... Để hút được nguồn vốn FDI chất lượng cao trong thời gian tới, Việt Nam cũng cần xác định lại các lợi thế cạnh tranh trong giai đoạn mới, không chỉ dựa vào giá nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào mà còn là các yếu tố mới như tay nghề công nhân, cơ sở hạ tầng, thân thiện với môi trường, mức độ làm quen với các dự án công nghệ và yêu cầu bảo hộ sở hữu trí tuệ, nguồn gốc xuất xứ.... Bên cạnh đó, các dự án đầu tư FDI cần có định hướng chọn lọc kỹ càng hơn, nâng cao các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải để hướng tới phát triển bền vững và tuân thủ các cam kết chống biến đổi khí hậu, cũng phần nào tác động đến dòng vốn FDI… Xin cảm ơn ông! Xuân Thảo(thực hiện) |