Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào Santiphab Phomvihane chủ trì và điều hành hội nghị.
Hội nghị đã nghe báo cáo hoạt động của các nhóm công tác về hợp tác tài chính ASEAN,ạcHộinghịBộtrưởngTàichínhASEANlầnthứnhận định lecce bao gồm tài chính cho cơ sở hạ tầng, hợp tác bảo hiểm, tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai (ADRFI), hợp tác hải quan, diễn đàn thuế ASEAN; Diễn đàn thị trường vốn ASEAN (ACMF).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Lào, Santiphab Phomvihane phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Các Bộ trưởng ghi nhận các kết quả hợp tác quan trọng đạt được kể từ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN lần thứ 27; đồng thời nhấn mạnh vai trò các sáng kiến hợp tác tài chính khu vực ASEAN năm 2023 - 2024 đóng góp vào tăng cường tính “kết nối” (thông qua tạo môi trường thương mại, đầu tư thuận lợi và tạo dựng thị trường tài chính hỗ trợ hoàn thiện cơ sở hạ tầng) và tính “bền vững” (thông qua củng cố công cụ tài chính xanh, bảo hiểm thiên tai giúp phục hồi năng lực sản xuất của các nền kinh tế trong điều kiện rủi ro khí hậu và thiên tai gia tăng).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh |
Các bộ trưởng đều khẳng định vai trò chủ trì, dẫn dắt quan trọng của Lào đối với hợp tác tài chính khu vực trong năm 2024 với 2 chủ để “kết nối” và “bền vững”.
Các bộ trưởng đã nêu khuyến nghị định hướng hợp tác với một số sáng kiến quan trọng: Thúc đẩy hiện đại hóa và huy động nguồn lực cho Cơ chế Một cửa ASEAN trong giai đoạn tiếp theo, thông qua tăng cường hỗ trợ từ các đối tác tiềm năng; tăng cường phối hợp tham gia và thực thi hiệu quả cải cách thuế quốc tế (bao gồm cả Thuế tối thiểu toàn cầu) đảm bảo ASEAN duy trì vị thế hấp dẫn đầu tư; tiếp tục triển khai tài chính khí hậu, tài chính xanh, tài chính chuyển đổi gắn với 4 yêu cầu về ổn định, công bằng, đáng tin cậy và với chi phí hợp lý.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu rõ tầm quan trọng của cơ chế chính sách quản lý hải quan trong vai trò kết nối thương mại; những bước tiến quan trọng gần đây trong Hải quan một cửa ASEAN, công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên giúp thương mại của ASEAN hiệu quả hơn, giảm chi phí tuân thủ và tiến gần hơn tới mục tiêu “thương mại không gián đoạn” của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, bộ trưởng nhận xét.
Bộ trưởng đã hoan nghênh sáng kiến của Lào về Hoàn thành việc nghiên cứu kỹ thuật trong Cơ chế một cửa ASEAN thế hệ mới, đề nghị ASEAN thúc đẩy hiện đại hóa và huy động nguồn lực cho Cơ chế Một cửa ASEAN trong giai đoạn tiếp theo.
Các trưởng đoàn chụp ảnh lưu niệm sau Hội nghị AFMM 28. Ảnh: Đức Minh |
Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, việc hoàn thiện mạng lưới các hiệp định tránh đánh thuế trùng trong ASEAN đã khuyến khích các hoạt động kinh tế xuyên biên giới và tạo thuận lợi cũng như minh bạch môi trường đầu tư tại các quốc gia ASEAN, tuy nhiên, trong bối cảnh cải cách thuế quốc tế diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trong những năm gần đây, ASEAN cần ưu tiên thảo luận về cách thức tham gia vào cải cách thuế quốc tế, hay cách thức thực thi cải cách thuế quốc tế tại mỗi quốc gia thành viên cũng như khu vực sao cho hiệu quả, duy trì được vị thế khu vực ASEAN là điểm đến đầu tư hấp dẫn; tiếp tục triển khai tài chính khí hậu, tài chính xanh, tài chính chuyển đổi gắn với 4 yêu cầu về ổn định, công bằng, đáng tin cậy và với chi phí hợp lý, đặc biệt là cần đảm bảo giá các dịch vụ hạ tầng thiết yếu như năng lượng, điện đảm bảo được yếu tố giá thành đáp ứng nhu cầu của người dân.
Cùng quan điểm với các bộ trưởng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc bày tỏ ghi nhận kết quả hoạt động của Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN (AIF) và việc áp dụng công cụ tài chính xanh (ACGF) để Quỹ AIF trở thành một quỹ xanh tiếp tục hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng xanh ở các nước thành viên.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với AIF để đề xuất thêm các dự án mới huy động vốn từ Quỹ trong thời gian tới.
Đoàn công tác của Bộ Tài chính Việt Nam do Bộ trưởng Hồ Đức Phớc làm trưởng đoàn. Ảnh: Đức Minh |