【lịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu a】Cấm sử dụng ô tô được biếu tặng phục vụ cho cá nhân
Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 19/4,ấmsửdụngôtôđượcbiếutặngphụcvụchocánhâlịch thi đấu vòng loại world cup 2026 châu a Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật QLSDTSNN (sửa đổi).
Cấp dưới có quyền từ chối tài sản cấp trên giao không phù hợp nhu cầu
Tiếp thu các ý kiến đóng góp về vấn đề biếu tặng tài sản tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, dự án Luật đã bổ sung hành vi bị cấm là “sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân tặng để phục vụ cho cá nhân của các cơ quan, tổ chức, đơn vị” và “cơ quan quản lý cấp trên mua sắm tài sản để giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới không phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công”. Đồng thời, cơ quan cấp dưới có quyền “Từ chối nhận tài sản do cơ quan quản lý cấp trên giao không phù hợp với nhu cầu sử dụng hoặc tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công”.
Bên cạnh việc bổ sung số điện thoại đẹp, biển số xe đẹp, quyền sở hữu trí tuệ, cơ sở dữ liệu; vùng trời, vùng biển; giá trị lịch sử, văn hóa; tài sản vô hình, thương hiệu,... vào nội dung phân loại tài sản công, dự thảo Luật mới cũng đã bổ sung thẩm quyền của Chính phủ quy định khai thác kho số phục vụ quản lý nhà nước. Dự thảo luật cũng bổ sung nội dung về công khai, niêm yết rõ các nội dung liên quan đến tài sản.
Liên quan đến chế độ quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan nhà nước, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể về cơ chế khoán xe công. Giải trình vấn đề này, UBTVQH cho biết việc thí điểm hoặc áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công hiện mới được triển khai thực hiện ở một số bộ, ngành, cơ quan Trung ương, cần có sự tổng kết, đánh giá thận trọng. Việc quy định cách tính mức khoán, các chức danh cụ thể... cần được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của công tác quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Riêng về thẩm quyền quy định mức khoán kinh phí, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo điều chỉnh theo hướng thay thẩm quyền của Bộ Tài chính bằng thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định đối tượng, phương pháp xác định mức khoán và không bổ sung thẩm quyền của UBTVQH trong việc khoán kinh phí xe ô tô đối với các đại biểu Quốc hội chuyên trách để đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Không xây mới tài sản từ nguồn ngân sách để kinh doanh, liên kết
Tiếp thu ý kiến cho rằng việc cho phép khai thác tài sản công chưa sử dụng hết công năng tại các đơn vị sự nghiệp sẽ dẫn tới việc tiếp tục đầu tư lãng phí, dư thừa công năng, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo bổ sung và sửa lại các quy định theo hướng chỉ cho phép khai thác với tài sản được đầu tư từ NSNN trang bị, để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao trước thời điểm luật này có hiệu lực thi hành nhưng chưa sử dụng hết công suất theo thiết kế. Đồng thời, quy định không đầu tư, xây dựng mới tài sản từ nguồn vốn NSNN để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Một vấn đề khác cũng được tiếp thu tại dự thảo là quy định chặt chẽ về việc cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập được phép huy động vốn, bởi theo một số ý kiến có thể xảy ra trường hợp không đủ khả năng chi trả vốn vay, ảnh hưởng nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao, Nhà nước có thể phải chi trả thay cho đơn vị, tạo gánh nặng cho NSNN. Theo đó, UBTVQH đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo bổ sung quy định rõ điều kiện được huy động vốn, nghĩa vụ trả nợ, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trước khi đơn vị sự nghiệp triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng, nội dung về quyền sử dụng đất để thế chấp là vấn đề nhạy cảm, do đó, đề nghị nội dung này thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Để bảo đảm thận trọng và quản lý chặt chẽ, dự thảo được bổ sung vào khoản 5 Điều 57 theo hướng chỉ cho phép thế chấp vay vốn đối với phần diện tích đất mà đơn vị sự nghiệp đang sử dụng để kinh doanh dịch vụ (không phải là phần diện tích đất để thực hiện các nhiệm vụ chính trị mà nhà nước giao).
Ngoài ra, giải trình về ý kiến đề nghị rà soát một số điều khoản liên quan đến các khoản thu từ thanh lý, bán tài sản, điều chuyển tài sản nhà nước, UBTVQH cho biết, với cơ quan nhà nước, việc bán, thanh lý, xử lý... tài sản công được thực hiện phát sinh tại các thời điểm khác nhau trong năm. Trong khi Quốc hội quyết định dự toán NSNN trong tháng 10 hàng năm, do đó việc phải lập dự toán các chi phí trong việc xử lý tài công để Quốc hội phê duyệt trong dự toán NSNN hàng năm là khó khả thi.
Vì vậy, UBTVQH xin Quốc hội cho phép giữ như dự thảo luật, theo đó toàn bộ số tiền thu được phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước. Sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào NSNN. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo đã bổ sung quy định cụ thể các khoản chi phí có liên quan, các chi phí này phải được dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp của Chính phủ./.
H.Y