DS. Nguyễn Xuân Hoàng,ềuvướngmắctrongquảnlýquảngcáothựcphẩmchứcnăngtrêbang sep hang tbn Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, theo thống kê của Hiệp hội, tỉ lệ người dân sử dụng thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe với mục đích phòng bệnh đang tăng lên nhanh chóng, với khoảng 80% dân số. Ước tính, tổng quy mô ngành thực phẩm chức năng ở nước ta (không có hàng xách tay) đạt khoảng 13 tỷ USD. Dự kiến, con số này sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Trong khi đó hị trường tiêu thụ các sản phẩm bảo vệ sức khỏe tăng cao do mô hình bệnh tật ở Việt Nam đang chuyển sang các bệnh mạn tính và xu hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh đang được đề cao.
Tuy nhiên hiện nay, các sản phẩm thực phẩm chức năng chưa có quy định bắt buộc công bố định lượng, các phép thử đối với thảo dược chủ yếu là định tính. Trong khi tỉ lệ người dân sử dụng các sản phẩm này ngày càng tăng, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đề xuất, cần có hướng dẫn về tiêu chuẩn chất lượng, định lượng của các sản phẩm này.
Đặc biệt, cập nhật nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này tại hội thảo khoa học về các hoạt chất, dược liệu hỗ trợ trong bệnh ung thư được tổ chức mới đây, các chuyên gia đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của các dược liệu, hoạt chất sinh học, như: lunasin fucoidan, nấm ngưu chương chi, deltaImmune… trong việc tăng cường miễn dịch, hỗ trợ chống ôxy hoá, chống gốc tự do và hỗ trợ hồi phục sức khỏe của người bệnh trong và sau quá trình điều trị bệnh. Xong các chuyên gia cũng cho rằng, việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao hiện nay ở nước ta còn hạn chế, hành lang pháp lý cũng chưa đầy đủ để quản lý tốt hơn lĩnh vực này.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan lý giải, nguyên nhân của những vi phạm về quảng cáo gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc, thậm chí ảnh hưởng sức khoẻ của người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm chức năng giả, chất lượng kém…do sản xuất hàng giả đem nhiều lợi nhuận nên các nhãn hàng lợi dụng việc thiếu hiểu biết của người tiêu dùng để thổi phồng giá trị của các sản phẩm. Ngoài ra, còn có hiện tượng buôn bán các thực phẩm chức năng giả qua biên giới.
Bộ trưởng Bộ Y tế cũng cho rằng, để lấp "lỗ hổng" này, các doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng theo quy định của Bộ Y tế sẽ được cấp giấy đủ điều kiện và được niêm yết tên trên website của Cục An toàn thực phẩm. Người tiêu có thể tra cứu được các mặt hàng, các doanh nghiệp sản xuất theo đúng quy định. Hiện nay, cả nước có khoảng 201 doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất thực phẩm chức năng theo quy định của Bộ Y tế.