【kqbd úc hôm nay】Chị Trần Thị Nga cần giúp đỡ để chữa bệnh hiếm gặp
Căn nhà xiêu vẹo tạm bợ của vợ chồng chị Nga
Ngôi nhà tạm bợ,ịTrầnThịNgacầngiúpđỡđểchữabệnhhiếmgặkqbd úc hôm nay xiêu vẹo của vợ chồng chị Nga “cửa đóng then cài” im ỉm. Người hàng xóm bảo, chồng chị Nga đã “cõng” vợ vào lán trại trong núi, nơi anh đang làm thuê cho người ta, để tiện chăm sóc. Tìm đến, chúng tôi gặp anh Nguyễn Kỳ Ngọ, chồng chị đang ngồi nghỉ ngoài thềm lán, sau khi tưới cây cối. Anh Ngọ, ốm yếu, tiều tụy, mới 40 tuổi mà cứ ngỡ như ngoài 60. Chị Nga nằm trong góc lán, tủi phận rơm rớm nước mắt.
Người chồng đỡ vợ, dìu ngồi dậy. Trước mặt là một xấp dày “cả gang tay” bệnh án, chẩn đoán, đơn thuốc, giọng chị Nga khàn đặc, hụt hơi đứt quãng (căn bệnh khiến chị nhiều khi hoàn toàn không thể nói được trong thời gian dài hoặc nói rất khó khăn): Ngay từ năm 2009, chị đã bị đau nhức sưng từng ngón tay, ngón này “lan” qua ngón khác, rồi “lan” xuống hai bàn chân. Cơn đau lan khắp cả thân thể. Căn bệnh ngày càng nặng, có lúc chân tay sưng, nhức không chịu được. Đi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm đa khớp, kê đơn uống thuốc. “Cứ giảm cơn đau là tui lại cố gắng đi làm. Vợ chồng đều làm thuê làm mướn, vác keo tràm hoặc ai thuê gì làm đó. Dù nặng nhọc, khó khăn đến mấy, vợ chồng tui cũng ráng dù mưa hay nắng, cố gắng kiếm tiền nuôi con ăn học, mong muốn dành dụm sửa lại nhà tạm bợ”.
Thế nhưng, sau mấy năm bệnh “lui”, đến năm 2016, căn bệnh trong cơ thể trở nặng. Trên mặt mũi, cơ thể chị Nga xuất hiện từng đám tím, sốt liên tục. Lần này, qua nội soi, bác sĩ chẩn đoán chị Nga bị mắc bệnh Lupus ban đỏ, một bệnh hiếm gặp, nguy hiểm. Đây là một bệnh tự miễn mạn tính, gây tổn thương hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể và trong trường hợp nặng, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
“Hiện bệnh Lupus ban đỏ đang được điều trị, uống thuốc theo đơn của bác sĩ. Việc điều trị có hiệu quả nên những cơn đau đỡ hơn, tay chân cũng dần cử động được, có người dìu đỡ đi lại được. Thế nhưng…”. Chị Nga nghẹn ngào nói, chi phí thuốc điều trị quá tốn kém. Những ngày đầu 1,5 triệu đồng/ngày, sau giảm xuống 700-800 nghìn đồng/ngày, 500 nghìn đồng/ngày. Mỗi tháng làm xét nghiệm 1 lần tốn 1,2 triệu đồng.
Họa vô đơn chí, mấy năm gần đây, anh Kỳ lại bị bệnh gai cột sống, không làm được việc nặng. Có lần ở bệnh viện, anh Kỳ cõng vợ, lần từng bước, lưng còng xuống, nhìn quá cám cảnh. Người trong thôn thương tình nên những đợt chị Nga trở bệnh nặng quá, họ hỗ trợ cho chị ít tiền, thức ăn để cầm cự qua ngày. “Công việc trông coi trang trại, chăm sóc cây cối của tui được trả công 5 triệu đồng mỗi tháng, nhưng cứ như muối bỏ bể trước chi phí thuốc men chữa bệnh cho vợ. Đau ốm triền miên, nên phải vay mượn để chữa chạy. Họ hàng, bà con trong thôn ai cho mượn, người ta đã cho mượn hết rồi. Bây giờ không biết phải vay mượn nơi nào nữa”- Chồng chị Nga lo lắng.
Rất cần những tấm lòng hảo tâm giúp chị Nga tiền thuốc men để tiếp tục chữa bệnh. Mọi sự hỗ trợ xin gửi về Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; số tài khoản 4011201000840 tại Ngân hàng NN & PTNT Chi nhánh Trường An, Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ chị Trần Thị Nga, xã Hương Thọ, Hương Trà); điện thoại 0914078282 hoặc chị Trần Thị Nga (thôn Liên Bằng, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, số điện thoại: 0935.349.255) |
Bài, ảnh:Quỳnh Anh