Cần kết hợp các mục tiêu về khí hậu trong các chính sách phản ứng với đại dịch. Ảnh minh hoạ: Vietcetera
Các nhà khoa học cảnh báo rằng,ínhsáchphảnứngvớiđạidịchcầnsonghànhvớichínhsáchkhíhậbóng đá số tỷ lệ cá cược những mối nguy hại này kết hợp với dịch COVID-19 và phản ứng sức khỏe cộng đồng có thể gây căng thẳng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe, làm cạn kiệt các nguồn lực ứng phó khẩn cấp và suy yếu khả năng của con người. Chúng sẽ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra và sự chênh lệch kinh tế xã hội, cả trong các quốc gia và giữa các khu vực.
Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, COVID-19 đã hạn chế tác động của loài người đối với môi trường. Trong những tháng qua, do các biện pháp phong toả và hạn chế đi lại, lượng khí thải CO2 đã giảm đáng kể - thậm chí trở lại mức 2010. Ô nhiễm không khí cũng sụt giảm khi nhiều siêu đô thị vốn chìm trong khói bụi kinh niên đã rất hiếm hoi được nhìn thấy bầu trời trong xanh trở lại.
Mặc dù vậy, một đại dịch làm tê liệt các nền kinh tế, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng và cướp đi mạng sống của hàng trăm ngàn người không thể được xem như một cơ hội, một điều tốt cho môi trường. Theo các chuyên gia, để đảm bảo một tương lai lành mạnh, bền vững và công bằng hơn, không bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng sức khỏe và các thảm họa khác chỉ có thể đạt được bằng cách khử cacbon dần dần, có chủ ý, có kế hoạch và xây dựng khả năng phục hồi.
Do vậy, khi đầu tư nâng cấp và củng cố các hệ thống y tế để ứng phó với đại dịch, các chính phủ cũng phải song hành với các mục tiêu thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các chuyên gia cũng cho rằng, Hội nghị Biến đổi Khí hậu của LHQ (COP26) cần phải đưa ra một kế hoạch thậm chí còn tham vọng hơn cả Thoả thuận Paris 2015, trong đó kết hợp các yêu cầu về khí hậu và sức khỏe.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ The ASEAN Post)