TheýdotênlửaATACMScủaMỹkhócóthểtấncôngmáybayNgaởbình dương vs nam địnho các quan chức Mỹ, Hệ thống Tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) MGM-140 mà chính quyền Tổng thống Joe Biden gửi cho Kiev hồi tháng 9 không tạo ra sự khác biệt đáng kể trong xung đột Nga – Ukraine.
Tờ New York Times hôm 7/11 dẫn lời các trợ lý giấu tên của Tổng thống Biden cho hay, nguyên nhân là do “Nga đã biết cách di chuyển máy bay ra ngoài tầm bắn của ATACMS”.
Trong suốt nhiều tháng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần thuyết phục Mỹ cung cấp ATACMS, và nhấn mạnh việc tấn công sâu vào phía sau phòng tuyến của Nga là rất quan trọng. Hôm 17/10, Ukraine lần đầu tiên tuyên bố đã sử dụng ATACMS để tấn công quân đội Nga, và cho biết tên lửa Mỹ đã "chứng minh" hiệu quả hoạt động.
Trên thực tế, Mỹ chỉ gửi cho Ukraine phiên bản ATACMS cũ hơn mang theo bom chùm, tầm bắn 165km. Trong khi đó, các biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn tối đa khoảng 300km. Kiev sử dụng ATACMS để tấn công các sân bay Nga.
Cuối tháng 10, Nga tuyên bố đã đánh chặn được 2 tên lửa ATACMS. Tổng thống Vladimir Putin cho rằng, quyết định của Mỹ cung cấp ATACMS cho Kiev sẽ "chỉ kéo dài thêm nỗi đau" cho Ukraine.
Trước đây, chính quyền Tổng thống Biden từng lưỡng lự cung cấp ATACMS do lo sợ Ukraine có thể sử dụng các tên lửa tầm xa này tấn công những mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.