Mỹ,ứcpvềgiảiphphabnhởbiểnĐlịch laliga hôm nay Australia và các thành viên ASEAN đều bày tỏ lo ngại trước việc Trung Quốc đang đẩy mạnh quân sự hóa biển Đông, đe dọa an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực. Tuy nhiên, hầu hết các nước đều mong đợi giải quyết căng thẳng ở biển Đông thông qua giải pháp hòa bình.
Hình ảnh từ Viện Nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ cho rằng có thể Trung Quốc đã xây trái phép đài radar ở đá Ga Ven thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Singapore sẽ thúc đẩy Trung Quốc ký COC
Phát biểu với truyền hình Singapore Channel News Asia sau cuộc họp ngoại trưởng các nước ASEAN tại Lào ngày 27-2, Ngoại trưởng Singapore, tiến sĩ Vivian Balakrishnan cho biết, các ngoại trưởng ASEAN đã tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trong vùng biển tranh chấp và kêu gọi tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động. Các ngoại trưởng rất quan tâm đến việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC). Theo Ngoại trưởng Singapore, vấn đề này sẽ được ông thảo luận trong chuyến thăm sắp tới của ông đến Trung Quốc. Tiến sĩ Balakrishnan cho biết, Singapore tuy là một nước nhỏ nhưng kiên quyết tuân thủ các khái niệm về một trật tự thế giới dựa trên luật pháp.
Theo Ngoại trưởng Singapore, trong thực tế, tất cả các nước ASEAN tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp quốc tế vì một giải pháp hòa bình, tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao. Ông Balakrishnan nói: Chúng ta sẽ tập trung rất nhiều vào xây dựng bộ quy tắc ứng xử. Đó là bước đi làm giảm căng thẳng và ngăn chặn bất kỳ sự cố hoặc hành động leo thang vô ý từ những căng thẳng và sự cố trên biển.
Trung Quốc thách thức khu vực
Phát biểu trong một cuộc hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ông Dan Kritenbrink, nêu rõ: “Chúng tôi cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cần mở rộng cam kết phi quân sự hóa đối với toàn bộ biển Đông. Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc và các quốc gia khác trong khu vực không có những bước đi làm leo thang căng thẳng”. Ông Kritenbrink cũng nhấn mạnh việc Bắc Kinh nên tôn trọng phán quyết dự kiến được Tòa án trọng tài thường trực ở La Hay đưa ra vào cuối năm nay liên quan tới vụ tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông.
Lời kêu gọi trên được ông Kritenbrink đưa ra một tuần sau khi Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc triển khai tên lửa, máy bay chiến đấu và radar trên các đảo tại biển Đông. Trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Mỹ hồi tháng 9-2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, từ đó tới nay, giới chức Mỹ cho biết họ đã nhận thấy các ý định quân sự hóa trong việc Bắc Kinh xây dựng các đường băng và bố trí hệ thống radar tại khu vực này.
Theo Reuters, giới chức quân sự Mỹ cho biết các loại vũ khí mà Trung Quốc đang đặt trên những hòn đảo tại biển Đông có thể buộc Mỹ phải xem xét lại sự hiện diện của Washington trong khu vực. Theo Viện Brookings - nhóm nghiên cứu chính sách công tại Washington D.C, Hải quân Mỹ muốn có 60% hạm đội tàu chiến 308 chiếc đóng mới có mặt ở Thái Bình Dương vào năm 2020.
Theo đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, trong nhiều năm qua Mỹ dự kiến tăng số tàu ngầm tấn công là 48 chiếc nhưng con số này thực sự dựa trên phân tích từ năm 2006. Theo ông, với những phát triển gần đây của Trung Quốc, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn. Trong những tuần gần đây, theo ông, việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối đất và các hệ thống radar có thể đe dọa tàu sân bay Mỹ.
Còn theo truyền thông Australia, trong bài phát biểu tại Nhật Bản, cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott ngày 27-2 cho rằng việc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông đang đẩy an ninh và sự ổn định của khu vực vào thế lâm nguy và kêu gọi Bắc Kinh không nên thách thức “tự do lưu thông” trong khu vực. Theo ông Tony Abbott, các bên nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Cựu Thủ tướng Australia còn cho biết thêm là Canberra đã lặng lẽ gia tăng các cuộc tuần tra không quân và hải quân xung quanh các đảo tại biển Đông.
Theo THỤY VŨ (tổng hợp)/sggp.org.vn