Trở thành chuyên gia của “Nông nghiệp chính xác”,ễnKhắcMinhTríStartuplàcamkếtđiđếncùngvớikháchhàngvàvớichínhmìxem bong da truc tien anh đang tư vấn cho các doanh nghiệp lớn làm nông nghiệp và nhiều trang trại của bà con nông dân tại Đà Lạt, Phan Thiết, Long Khánh… để trả lời cụ thể cho câu hỏi: Trí tuệ nhân tạo có thể giúp gì cho nông dân?
Tốt nghiệp trường Đại học Bách khoa ngành Viễn thông, trải qua nhiều vị trí trong lĩnh vực mạng của Cisco với mức lương đáng mơ ước, vì sao một người đam mê thuần túy công nghệ như anh lại chuyển sang làm nông nghiệp?
Quê tôi ở Đà Lạt, làm ngành IT hàng ngày đối mặt với máy tính riết thấy mình khô cứng, nông nghiệp giúp mình tiếp xúc với tự nhiên, không bị stress, làm mình vui…
Nhiều lần trở về quê hương, thấy người nông dân cứ loay hoay trong cả đầu vào và đầu ra, đầu nào cũng có vấn đề, tôi thấy bức xúc lắm. Đầu vào nông dân phải bỏ vốn rất nhiều để mua phân bón, giống, trả tiền điện nước, không trả hết thì phải gối đầu, đầu ra thì luôn phải đối diện với điệp khúc “được mùa mất giá”, có mùa thu hoạch xong trả hết nợ cũng sạch tiền.
Sức mình có hạn, tôi chỉ muốn đưa công nghệ vào khâu sản xuất, tập trung vào “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, để giảm bớt gánh nặng đầu tư cho người nông dân, nâng năng suất cho đầu ra, chứ không có tham vọng giải quyết nguyên chuỗi.
Khởi nghiệp năm 2014 với MimosaTEK, lúc ấy, điều cần nhất là có tư duy đột phá, nguồn tài chính, và đội ngũ đồng tâm hiệp lực, đó là ba câu chuyện mà bất cứ startup nào cũng vấp phải, để có thể đưa ra sản phẩm thực sự. Tìm kiếm nguồn vốn từ các nhà đầu tư mạo hiểm để giải bài toán tài chính, cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất… câu hỏi đau đáu nhất với tôi là làm sao tối ưu tài nguyên của nông dân?
Mình là dân công nghệ, khi cảm biến, điện toán đám mây, thiết bị di động phát triển nhiều hơn, tôi quyết định “mix” tất cả lại với nhau để tìm giải pháp cho nông nghiệp.
Hơn một năm nghiên cứu, MimosaTEK đã có sản phẩm đầu tiên, tập trung khâu rất ngách bằng công nghệ IoT để giải quyết vấn đề nước.
Công nghệ IoT áp dụng với nước tưới cho cây là “phẳng” trên thế giới, các bộ cảm biến sẽ liên tục “nói chuyện” được với nhau, giúp tối ưu về nguồn nước và chế độ chăm sóc cây cối.
Những nghiên cứu phần lớn từ nước Úc đã giúp cho tài nguyên trên cánh đồng mẫu lớn khai thác tốt hơn.
Tập trung hơn một năm để kết hợp các thuật toán, rồi gần năm rưỡi đưa thuật toán vào thử nghiệm.
Thầy Hùng, giảng viên đại học Nông Lâm, là người kỳ cựu nhất ở Đà Lạt về phương pháp trồng Organic. Thầy đã cho chúng tôi thử nghiệm trên cánh đồng của mình mà không hề tính phí.
Lứa cà chua đầu tiên áp dụng hệ thống tưới chính xác ở vườn của Thầy Hùng tiết kiệm 30% lượng nước so với bình thường, giữ bộ rễ rất tốt, tăng 25% năng suất so với bình thường.