Căn nhà nghĩa tình chị em
Vui mừng xen lẫn xúc động là cảm xúc của chị Phạm Thị Tố Loan (41 tuổi),ụnữgiuacutepnhaucugravengphaacutettriểkq trận tottenham ấp Hiệp Tâm A, xã Lộc Hiệp khi chuyển về căn nhà mới khang trang, rộng rãi. Chồng mất do bị tai nạn giao thông năm 2011 khi chị Loan vừa sinh đứa con thứ hai được 2 tháng, gia đình vốn đã nghèo lại thêm phần cơ cực. Không có nhà nên nhiều năm liền mẹ con chị phải ở nhờ ki-ốt của người quen tại chợ. Mọi chi tiêu trong gia đình đều phụ thuộc vào nghề sửa quần áo của chị. Thu nhập bấp bênh, chị lại hay đau ốm do căn bệnh giảm tiểu cầu nên việc xây dựng căn nhà che nắng, mưa là điều không thể.
Xét nhu cầu của chị Loan, từ số tiền gây quỹ đêm văn nghệ được 25 triệu đồng, Hội Phụ nữ xã đã trao trực tiếp cho gia đình chị Loan. Thương hoàn cảnh chị, nhà hảo tâm trong xã người cho tiền, người góp vật liệu xây dựng và gia đình đóng góp thêm, chị Loan đã xây được căn nhà kiên cố với tổng kinh phí 89 triệu đồng trên phần đất của ông ngoại cho. “Ở trong căn nhà do mình làm chủ, tôi và các con rất mừng vì cuộc sống dần ổn định và các cháu có chỗ học hành. Chị em trong hội còn thường xuyên đến nhà thăm hỏi, động viên lúc đau ốm. Có chốn an cư sẽ là động lực để mẹ con tôi phấn đấu làm ăn” - chị Loan xúc động.
Việc hỗ trợ không chỉ bằng tiền mặt mà còn mở rộng ra nhiều hình thức giúp đỡ khác, như: tặng gạo, sách vở, đóng học phí giúp con em hội viên nghèo... “Năm 2018-2019, Hội Phụ nữ xã nuôi 17 con heo đất với số tiền 12,5 triệu đồng, tặng 2 sổ tiết kiệm cho phụ nữ nghèo. 10 năm liên tục hội duy trì tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ vì phụ nữ nghèo, số tiền thu được đều dùng xây nhà cho chị em khó khăn. Điển hình như năm 2019 thu được 68,4 triệu đồng đã xây 2 mái ấm tình thương trị giá 60 triệu đồng cho 2 phụ nữ nghèo; tặng 1 công trình phúc lợi 5 triệu đồng, 4 thẻ bảo hiểm y tế 3 triệu đồng; vận động 20 hũ gạo tình thương được 503kg giúp 42 chị khó khăn; ngoài ra còn vận động vốn xoay vòng giúp hội viên nghèo vay không tính lãi...” - chị Dương Thị Hồng Thắm, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lộc Hiệp cho biết.
NhIỀU mô hình kinh tế hiệu quả
Hằng năm, Hội Phụ nữ xã Lộc Hiệp vận động hội viên tham gia các mô hình kinh tế hợp tác theo chuỗi giá trị, khuyến khích phụ nữ mạnh dạn sản xuất, kinh doanh vươn lên khá, giàu và tạo việc làm cho phụ nữ nghèo; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất; chú trọng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm an toàn.
Tận dụng thế mạnh của xã là trồng tiêu bằng cây keo, phong trào nuôi dê ở xã Lộc Hiệp phát triển khá mạnh và dê trở thành vật nuôi chủ lực để hội viên phụ nữ lựa chọn phát triển kinh tế. Từ đó thành lập hợp tác xã (HTX) kinh doanh, chăn nuôi dê do phụ nữ trực tiếp quản lý. Bà Đỗ Thị An, ấp Hiệp Thành, xã Lộc Hiệp chia sẻ: “Nhà tôi có 2 ha tiêu nhưng 2 năm nay mất mùa, mất giá nên không có vốn đầu tư chăm sóc. Nuôi dê đang giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn. Gia đình tôi đang nuôi 40 con dê các loại, thức ăn nuôi dê tận dụng từ lá cây keo có sẵn trong vườn nên chi phí thấp. Từ đầu năm đến nay, dê được giá, có thời điểm 180 ngàn đồng/kg nên tôi tăng đàn, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Tôi ủ phân dê làm phân bón tiêu, mỗi năm tiết kiệm hàng chục triệu đồng”.
Hợp tác xã chăn nuôi dê xã Lộc Hiệp (Lộc Ninh) có 47 xã viên, đang nuôi 1.500 con dê các loại, giúp xã viên có thu nhập ổn định
Bà Trần Thị Ngọ, Giám đốc HTX chăn nuôi dê xã Lộc Hiệp cho biết: HTX có 47 xã viên, đang nuôi 1.500 con dê. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 5-50 con. Giống dê HTX đang nuôi chủ yếu thuộc dòng Bo, Bo vàng, Bo đầu đỏ, vóc dáng to, trọng lượng đạt từ 40-50kg/con. Giống dê này đang được thương lái ưa chuộng vì lượng thịt xẻ ra nhiều, ngọt thịt. Bên cạnh bán dê thịt, HTX cũng tập trung nhân giống để cung cấp cho xã viên tăng đàn.
“Nuôi dê tự phát bị thương lái ép giá nhưng từ khi tham gia HTX, xã viên được triển khai quy trình sản xuất, hướng dẫn xây dựng, sửa chữa lại chuồng trại, đánh dấu và định danh đàn dê của từng thành viên; phân loại dê, tạo lý lịch dê giống, dê thịt, dê hậu bị; xây dựng sổ theo dõi chăn nuôi của các hộ thành viên... Đây là cơ sở pháp lý để HTX thuận lợi trong việc tiếp cận các công ty, nhà hàng lớn, giúp người chăn nuôi tìm đầu ra ổn định. Hiện HTX đã có nhiều công ty đặt vấn đề ký hợp đồng thu mua, tuy nhiên các thành viên đang thống nhất lựa chọn đơn vị uy tín ký hợp đồng bao tiêu lâu dài với giá ổn định” - bà Ngọ chia sẻ.
Hằng năm, Hội Phụ nữ xã còn phối hợp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là các mô hình tạo việc làm phù hợp tại địa phương cho phụ nữ, ưu tiên những đối tượng vay vốn từ các nguồn do hội quản lý. Từ năm 2018 đến nay, hội đã đứng ra ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện giúp các chị vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Đến nay, hội đang quản lý 6 tổ vay vốn với tổng 4 tỷ 312 triệu đồng, giúp 285 lượt chị vay. Ngoài ra, hội còn vận động chị em khá giúp 167 chị em khó khăn với gần 500 triệu đồng. Tổ chức, duy trì mô hình vần đổi công, mỗi năm vần đổi được trên 150 công lao động.
Nhờ tham gia góp vốn xoay vòng với chị em nên gia đình bà Phạm Thị Kim Huệ, ấp Hiệp Hoàn, xã Lộc Hiệp có tiền xoay xở. Không chỉ vậy, bà còn tham gia vay vốn từ ngân hàng chính sách cho hộ cận nghèo được 20 triệu; vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được 12 triệu đồng để đầu tư nuôi dê và bò giống. Đến nay, chuồng dê nhà bà Huệ luôn duy trì từ 15 con trở lên, mỗi năm thu trên 40 triệu đồng, cộng với tiền bán bò giống, dự kiến tháng 11 năm nay bà sẽ trả hết nợ. Bà Huệ cho rằng, lợi ích từ vốn tự giúp nhau không chỉ hỗ trợ chị em thoát nghèo mà còn giúp tổ chức hội thu hút hội viên, tăng tình đoàn kết và nâng cao chất lượng sinh hoạt hội.